TRUYỆN NGẮN ĐẶC SẮC CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG NOBEL - Trang 292

ĐÁM CƯỚI

IVO ANDRICH

(NOBEL 1961)

Rồi mọi người sẽ quên đi thành phố họ đã sống như thế nào trong thời
chiến, nhất là hai năm cuối cùng khi ngay trong thành phố cũng như các
vùng phụ cận không hề có chiến sự và các sự kiện lớn lao nào. Chỉ còn nhớ
tới một vài tên tuổi và giá cả bánh mì, còn tất cả các thứ khác - cái thành
phố nhỏ bé, cái thế giới này trong bức tiểu hoạ, đã thở hít bằng gì và bị đoạ
đày ra sao thì không ở đâu viết cả và rất có thể sẽ bị xoá nhoà trong trí nhớ.

Vậy mà chính thời ấy điều thấy rõ nhất là thành phố sống, hít thở, đau khổ
và biến đổi giống hệt như một cơ thể sống. Những ai đã từng thấy thành
phố khi đó, biết rất rõ đó là hơi thở yếu ớt và nỗi đau khổ của nó hoà tan
vào không khí, vào lòng đất và trên nét mặt mọi người.

Những năm đầu chiến tranh là những năm của sự điên rồ, truy nã, đớn đau,
hận thù, ca thán, tan hoang, nổi loạn, còn bây giờ những cái đó đã chấm dứt
rồi. Trống rỗng, đen đúa và câm lặng, tựa như sau cơn mưa rào, sau hoả
hoạn hay sau cuộc truy hoan vô độ. Giống như bừng tỉnh khỏi giấc mộng
kinh hoàng và nhìn thấy một hiện thực còn kinh hoàng hơn, mọi người đi
nhón chân, che giấu tâm hồn trước tất cả và mắt nhìn xuống. Vả lại, phần
lớn dân thị thành hoặc là tản mát khắp thiên hạ, hoặc là yên nghỉ ngoài
nghĩa địa. Bởi vậy, những ai còn ở lại nơi đó, phải thấy xấu hổ hay sợ chính
những người xa vắng... như thế lại dễ chịu hơn.

Tất cả mối liên hệ giữa mọi người bị phá vỡ, mọi công việc hoặc đã ngừng
trệ hoặc trở nên lung tung, bừa bãi, mọi trật tự bị phá huỷ, và không có ai
còn phân biệt được thời gian của năm tháng, không ăn mừng, không lễ bái.
Dân ăn mặc theo cách khác. Giờ không dễ gì phân biệt được theo trang sức,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.