bữa tối. Đến lúc biến giấc mơ thành sự thực, ông tể tướng đã hành động
thích đáng: chỉ trong ba ngày thôi, ta có thể đi tìm một bọt sóng giữa lòng
trũng Đại Tây Dương cũng còn dễ hơn là tìm Purun Đax giữa hàng triệu
dân Ấn lang thang, khi tụ, khi tán.
Đêm đến, tấm da linh dương được trải ra ở nơi nào bóng tối bỗng ôm
choàng lấy ông: khi thì trong một tu viện Xuniaxi cạnh đường; khi thì bên
một miếu đất Kala Pia, noi các vị Yôghi, những người tu hành thuộc một
ngành bí ẩn khác, đón tiếp ông như họ vẫn đón tiếp những ai hiểu mỗi đẳng
cấp và sự phân biệt đẳng cấp đáng giá đến đâu; khi thì ở ngoài bìa một làng
Hin đu nhỏ bé, nơi con nít lẻn đến cùng đồ ăn bố mẹ chúng đã nấu nướng;
khi thì trên vạt đất cao nhất của bãi cỏ trống trải dành cho gia súc, nơi ánh
lửa củi của ông làm thức giấc những con lạc đà đang ngủ gà ngủ gật. Đối
với Purun Đax, hay Purun Bhagát ([9]), như giờ đây ông tự gọi mình, thì tất
cả chỉ là một: đất, con người, thức ăn, tất cả chỉ là một. Vô tình mà đôi
chân dẫn ông xa mãi về phương bắc, rồi về phương đông: từ miền Nam đến
Rô tác, từ Rô tác đến Cơnul, từ Cơnul đến Xamana hoang tàn, rồi ngược
lòng khô của con sông Gugơ chỉ đầy nước khi có mưa nguồn, cho đến một
hôm ông nhìn thấy đường lượn xa xa của dải Himalaia hùng vĩ.
Purun Bhagát mỉm cưòi, ông nhớ ra mẹ mình vốn thuộc dòng Bàlamôn
Rátpút ([10]), bên phía Kulu, một người đàn bà sơn cước luôn nhớ về quê
tuyết; thế là, cuối cùng chút gợn của dòng máu sơn cước đã đẩy một con
người về lại với bản quán của mình.
“Đây kia”, Purun Bhagát vừa nói vừa ngược sườn dốc thấp của dãy đồi
Xioalíc, nơi các bụi xương rồng đứng thẳng như những cây đèn nến bảy
nhánh, “đây kia, ta sẽ ngồi mà giác ngộ !” Gió lạnh từ dải Himalaia rít
quanh tai khi ông bước đi trên con đường dẫn đến Ximla([11]).
Lần trước, ông cũng đã đến đây, trên con đường này, nhưng trong nghi thức
trọng thể, cùng đoàn kỵ mã tuỳ tùng lóc cóc vó ngựa, để viếng thăm vị phó
vương hoà nhã nhất, niềm nở nhất. Hai vị đã cùng nhau đàm đạo một giờ