tới miếu, mặc ông cứ gọi, gọi mãi, cho đến khi gục xuống ngủ thiếp đi, mà
cứ băn khoăn, chẳng hay cái gì đã xảy ra trong rừng.
Chính giữa đêm đen, giữa lúc mưa ầm ầm như nghìn cỗ trống bỗng có ai
kéo chăn đánh thức ông dậy: ông chìa tay ra, cảm thấy bàn tay bé nhỏ của
một chú Langua. Ông ngái ngủ vừa nói vừa rũ ra một nếp chăn: “Ở đây hơn
ở trên cây. Đắp cho ấm đi”.
Khỉ tóm tay ông, lôi mạnh. “A, thức ăn à ? Đợi một tý ta nấu ngay đây. Ông
quỳ xuống chất thêm củi vào bếp lửa, thì chú Langua chạy ra cửa miếu, ư ử
trong cổ, rồi lại chạy vào túm lấy đầu gối ông.
Đôi mắt Langua chứa đầy những điều nó không thể nói. Purun Bhagát hỏi:
“Cái gì vậy ? Rắc rối điều chi đó hở người anh em ? Trừ phi một đồng loại
của người mắc bẫy thì không kể, mà có ai đánh bẫy ở đây đâu, còn mưa gió
thế này thì ta chẳng đi. Xem kìa, người anh em, ngay cả Baraxinh cũng đến
đây trú mà ?” Những chạc sừng của con hươu va lung tung khi nó nhảy vào
miếu, va cả vào pho tượng Kali đang nhăn nhở cười. Nó hạ sừng xuống về
phía Purun Bhagát, chân cứ giậm như đang bứt rứt, lo lắng, hơi thở xì xì
qua hai lỗ mũi gần tắc.
“Ái chà chà !” Bhagát vừa nói vừa bật ngón tay tanh tách. “Một đêm trọ mà
định trả bằng giá đó à ?” Nhưng con hươu cứ đẩy ông ra phía cửa. Đúng
lúc ấy tai Purun Bhagát bỗng nhận ra được tiếng gì đó như có vật đang vừa
tách ra vừa thở dài. Và ông thấy hai tấm đá của thềm miếu rời khỏi nhau,
giữa lúc đất dính bên dưới cứ chép môi oàm oạp.
“Thôi, ta hiểu rồi. Chẳng trách đêm nay những người anh em của ta không
đến ngồi bên bếp lửa. Núi đang sập. Thế nhưng... Sao ta lại phải ra đi nhỉ ?
“. Ông chợt nhìn thấy chiếc bát xin ăn rỗng không. Và nét mặt ông thay
đổi: “Hàng ngày, họ cho ta thức ăn ngon, kể từ khi... Kể từ khi ta đến đây.
Ta mà không nhanh chân lên, thì ngày mai chẳng còn lấy một miếng ăn