gáp và dữ dội. Mái tóc sáng tối trộn vào nhau. Những tiếng rên khe khẽ,
mơ hồ. Những giọt mồ hôi mướt sống lưng như một làn mưa ấm.
Ngoài kia, mưa âm thầm đổ những giọt nước mắt cuối mùa. Sắc đỏ
của những bông hoa chuối nhạt dần, nhạt dần rồi tan loãng…
Ông choàng tỉnh. Ngơ ngác nhìn quanh. Phía dưới ướt sũng tự bao
giờ. Một mùi hăng hắc xông lên, dấp dính và nóng hổi. Ông rùng mình,
nằm vật xuống giường. Còn đây không gian xưa quen gót lầy. Bên hè phố
cây lá thưa, chim đã bay.(1)Chỉ tiếng hát là vừa xa xôi vừa ấm nóng như rờ
thấy được trên đôi bàn tay… Ông lại chìm vào mê man. Thấy bức ảnh
người vợ quá cố nhìn ông trách móc và u buồn. Bức ảnh của người đàn bà
đã mất cách đây hơn hai mươi năm, người đàn bà thích bông chuối pháo.
Nó đã ám vào cuộc đời bà tựa hồ một sự tri ngộ nghiệt ngã. Để lại ông đơn
côi suốt hơn hai chục năm trời. Những khi hoa chuối trổ bông lại thấy lòng
đớn đau và thanh thản. Đêm nay, bà tìm đến cơn mơ của ông, nhìn ông
bằng ánh mắt dỗi hờn. Ông biết nói gì đây cho bà hiểu.
-----
(1) Lời bài hát Rồi mai tôi đưa em của nhạc sĩ Trường Sa.
Ông vật vã thoát khỏi cơn mộng mị. Khói thuốc lá phủ mờ gương mặt
bà trong tấm ảnh. Chỉ còn là một cái gì đó rất xa xôi.
Có những người đàn bà lướt qua đời ông không dấu vết sau khi vợ ông
ra đi. Ông cũng không hiểu nguồn cơn gì mà mình không thể tiếp tục với
một người đàn bà khác. Vì cái nhìn u buồn, trách móc của vợ ông ư?
Không! Chưa bao giờ trong suốt hơn hai mươi năm, bà nhìn ông như vậy.
Đã có bao người đàn bà, hoặc đã ly hôn, hoặc đã quá lứa nhỡ thì, có thể
thích hợp để bầu bạn với ông lúc tuổi già. Nhưng cuối cùng ông vẫn chỉ là
một khối cô độc. Để đến một ngày kia, ông vui sướng vì cái hành động điên
rồ là tuần nào cũng đến đại lý thu gom phế liệu, mua một ít về, dành bán