ít, kẻ lừa đảo thì nhiều. Bà nói đi nói lại về cái trinh tiết. Bà bảo: Cái trinh
tiết của người con gái là cái quý nhất. Những người đàn ông xấu, họ chỉ tìm
mọi cách lấy được cái đó. Cái đó là cái gì? Lúc ấy em chưa hiểu. Em mang
chuyện ấy ra tâm sự với bà chị họ khi ấy đã có chồng, chị ấy giải thích
vòng vo rằng: Lúc em đã có chồng như chị. Vào đêm đầu tiên về nhà
chồng, em và chồng em ngủ với nhau, sau đó có thai và sinh em bé, lúc ấy
em không còn trinh tiết nữa. Nghĩ lại, em buồn cười lắm. Như vậy cứ lấy
chồng là mất đi cái quý nhất của con gái, vậy mà ai cũng thích lấy chồng?
Nó bảo: "Cô thấy chưa! Rất vớ vẩn! Là quý nhất sao không giữ mãi suốt
đời?". Mẹ bảo: "Quý ở đây là chỉ trao cho người mình yêu, như mẹ chỉ trao
cho bố con thôi". Nó kéo dài giọng bảo: "Đúng hơn, chỉ lần đầu trao cho
người mình yêu thôi. Mà đối tượng của tình yêu thì hay thay đổi lắm. Tình
yêu không phải là thước đo của giá trị, vì nó không thể định tính, định
lượng như các đề tài mà cô nghiên cứu đâu. Lại càng không phải đạo đức".
Em cãi lại: "Tuy không định lượng được, nhưng người ta có thể vì nó mà
chết". Nó bảo: "Cô lại lãng mạn ngây thơ rồi. Cô có muốn trao cho cái anh
có tấm bánh tráng ở đằng sau lưng áo chưa?" Nó hỏi, làm em bối rối. Em
bảo, cái đó em chưa muốn, nhưng em sẽ làm như mẹ, chỉ trao cho người
em yêu thôi. Nó hỏi: "Chỉ một người?". Em bảo: "Đương nhiên rồi". Nó
bảo: "Dạo này bố cô hay đi công tác ở nước ngoài. Cô có thấy một vài lần
mẹ cô đưa xe ô tô đi đón một người trẻ măng mà mẹ cô bắt cô gọi bằng chú
không? Đấy! Đấy là bạn nhảy của mẹ cô đấy. Cô không biết đó thôi, cậu ta
thường trọ qua đêm ở nhà cô những lúc bố cô và cô đi vắng". Em quát:
"Không phải như vậy! Không được nghĩ mẹ tôi như thế. Mẹ vẫn là nguồn
nước trong mát nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Đừng có mà xúc phạm!". Nó cười
bảo: "Đó là sự thật. Mà tại sao cứ phải che giấu sự thật làm gì. Cô nên tôn
trọng sự thật mới là có đạo đức. Vấn đề ở chỗ, cô ứng xử thế nào với sự
thật đó sao cho có văn hóa là được". Em ôm mặt tức tưởi. Em thương bố
em. Nó bảo: "Sau này con cô nó có thương ông bố nó không? Nín đi! Sốt
ruột lắm!". Tiếng chuông từ chiếc đồng hồ quả lắc lại gióng lên. Phải thừa
nhận tiếng nhạc nghe thật dễ chịu, đúng như lời cấp dưới khi mang nó đến
biếu. Em cũng thấy như vậy. Nó bảo: "Quà biếu cấp trên mà không đẹp,