Thằng Khiếng lớn từng ngày, có hôm Hưởu đi cấy về thấy nó ngồi
ngoài chuồng bò khóc thút thít. Gặng hỏi mãi nó ngập ngừng bảo chim con
mọc râu, con sợ ung thư như bố, làng mình bao nhiêu người ung thư chết,
lớp con cũng có đứa bị. Hưởu nén cười mà nước mắt cứ trào ra, chẳng biết
giải thích sao. Giá nó còn bố thì mấy chuyện này bố con nói với nhau vài
câu là xong.
Khi Khiếng học hết cấp ba. Phấm gọi điện về bảo mẹ: “Năm nay đến
kì hội làng con về chơi vài tháng rồi đưa em nó sang đây. Bên này đang dễ
làm ăn, chúng con còn trẻ, cố làm kiếm ít vốn rồi về mẹ ạ”.
Hưởu ừ cho con vui, chứ nghĩ đến cảnh lụi cụi một mình cũng tủi
thân. Cái Phấm đi thấm thoắt năm năm, tiền vay đã trả hết, còn gửi thêm
bảo mẹ sửa nhà. Nhưng Hưởu không sửa mà mua vàng tích để khi nó đi lấy
chồng thì đưa lại. Ngày trước cắm cúi làm ăn mục đích là tương lai hai đứa.
Giờ tương lai thành hình rồi Hưởu chẳng biết nhằm vào đích nào...
Hưởu không mong hội làng. Phần sợ Phấm về đón Khiếng đi, phần sợ
Phấm gặp ai đó giống như Hưởu ngày xưa, ngày xưa...
...
Làng Cối có lệ ngày giỗ thành hoàng cả làng mở hội tập trung ăn
uống. Ai có chữ Cối trong giấy khai sinh đều phải có mặt, không ăn miếng
cỗ làng coi như năm ấy không may, làm ăn không xuôi chèo mát mái.
Cỗ làng Cối là cỗ góp. Nhà nào cũng phải góp một bò gạo, còn thì tùy
tâm tùy sức mà góp tiếp. Trước hội một tuần, người làng Cối đăng kí với
trưởng làng để tính toán sắp cỗ cho đủ món, vừa ăn. Nhà ai góp gà, góp
mấy con, nhà ai góp lợn, ai góp rau dưa muối mắm, ai góp bánh lá bánh
dầy, rồi hoa quả trầu rượu, đồ tế lễ... mỗi nhà mỗi thứ.
Người làng Cối quan niệm góp cỗ đãi làng hay góp đồ cúng tế thành
hoàng đều có ý nghĩa như nhau. Nhưng bưng cỗ cúng nhất quyết phải là