Tay thiếu tá lén vợ luồn xuống hầm rượu ngụp giữa gò ngực thì chỉ
cuống quýt hứa, hứa và hứa. Những lời hứa đến đứa đàn bà như Ngọc
Sương còn thấy ngán ngẩm thì nói gì đến những kẻ thuộc cấp vẫn rầm rộ
theo sau chiếc Pickup mỗi lúc lên đồi.
Những ngày tiếng máy bay rền rít, lên xuống không ngừng nghỉ trên
bầu trời phi trường là những ngày tay thiếu tá chỉ quanh quẩn trong chiếc
hộp không cửa sổ. Hết lăng xăng chạy tới chạy lui hối vợ gom đồ, đóng mở
rương cồm cộp, lại tuồn vào hầm rượu: “Chuẩn bị đi em. Trời ơi. Chuẩn bị
đi! lỡ bị đánh vô là chết ráo hết bây giờ. Chờ bả đi trước, em lên chung
chuyến với anh. Mình em thôi nhen! Con anh có cả đống rồi…”
Ngọc Sương nhìn khuôn mặt rối rít trước mình mà muốn phì cười. Nó
tương phản khủng khiếp với cái cười khẩy với vênh vênh bên cạnh những
chiếc UH- chở đầy bóng Mỹ. Những chiếc không vận ấy giờ đã đậu kín
trên phi đạo để chờ đón một cuộc rút chạy khác, như một sự nối gót. “Tinh
Long gọi Phượng hoàng. Tinh Long gọi Phượng hoàng. Cổng số cần thêm
chi viện. Nhiều dân và lính ta bên ngoài đã tràn vào các phi đạo. Anh em
Dù không ngăn được…”
Tay thiếu tá chạy theo Ngọc Sương ra tới cửa, đá chiếc bộ đàm lẫn
tiếng gọi mình vào một góc nhà tan nát. “Về lẹ lẹ nhen em! Ra thẳng chỗ
C- luôn. Anh chờ...” Lạ là Ngọc Sương không hề cảm động, không bịn rịn
với những dặn dò, những hứa hẹn đang đuổi theo mình. Người đàn ông này
tin rằng Ngọc Sương cũng sẽ như anh ta, bỏ chạy vì mình trước, kệ mọi
thứ, kệ nghĩa vụ, kệ trách nhiệm, kệ cả khi mình có một đứa con.
Anh ta không biết, đó là đứa con mỗi lần nắm tay Ngọc Sương luôn
cầm thật chặt. Đứa con Ngọc Sương dù có chết cũng sẽ giữ lấy, không bao
giờ buông bỏ, không bao giờ để lặp lại cuộc đời làm một kẻ chờ đợi như
má nó. Và đứa con khiến Ngọc Sương sụm chân, vừa chạy vừa té, vừa lết
vừa té. Té lăn lóc từ mô đất gần kho bom xuống cánh đồng khô, từ cánh