đấy đọc sách, trong khi đôi bàn tay mẹ vẫn còn đòi hỏi công việc!" - "Mẹ,
chẳng lẽ mẹ không muốn biết cuộc sống của những người khác ra sao ư?
Mẹ đọc một trăm cuốn sách thì cũng hồ như mẹ sống thêm một trăm cuộc
đời nữa!" - "Với mẹ thì chỉ nguyên một cuộc đời của mẹ cũng đủ rồi. Mẹ
chẳng cần phải cuộc đời nào khác cả. Cũng như đối với người khác thì cuộc
đời mẹ có cần làm gì".
Khi Anhia đã làm ở thư viện được khoảng một năm, không một ai
trong làng xóm còn lấy cái chỗ ngồi ấm áp và không lấm bụi ấy ra mà chê
bai được cô nữa. Chẳng phải chờ đến lúc có được người đọc nghiêm túc
tìm đến cô. Cô tự đeo lên lưng một chiếc ba lô cô đã mua để dùng cho
chính việc này, và đi đến khắp những nơi xa xôi nhất trong làng xóm. Cô đi
đến các nơi phân phát sách, ghi yêu cầu của người đọc để lần sau sẽ mang
tới cho họ những cuốn sách họ cần, kể cho họ nghe vê những cuốn sách cô
yêu thích. Cô mang sách đến cho chị em thợ vắt sữa ở trại chăn nuôi. Mang
sách đến cho anh em lái máy kéo ngoài đồng. Cứ đến giờ ăn trưa, ngồi vào
ăn là họ đê nghị: "Nhưnrka, trong lúc chúng tôi ăn, - cô đọc cho nghe để
giải trí chút ít nào".
Rồi qua thêm một năm nữa mọi người thấy quen với việc trong làng
của họ hàng tuần vào tối thứ bảy có tổ chức quán cà phê thanh niên, rằng
trong câu lạc bộ của họ người ta diễn "Đám cưới ở Malinoska", diễn khéo
đến nỗi khách ở các nông trang khác cũng kéo đến xem. Rằng trong dạ hội
Puskin, bà Agasa, người trông coi việc lao công ở nhà khách, đã hát bài
"Bão tuyết mịt mù..." Và các bà phụ nữ đã ứa nước mắt. Và chẳng ai nghĩ
ngợi rằng chính cái cô coi thư viện Nhưnrka, con gái bà lái máy kéo đã liên
kết những con người sống trong cái làng này từ lọt lòng mẹ lại gần với
nhau. Nghĩ ngợi thì chẳng nghĩ ngợi được điều đó đâu nhưng mọi người đã
gọi cô là Anna, cô Anna yêu quý.
Còn bây giờ đây cô muốn lại làm cho mọi người được hưởng một điều
vui sướng nữa - muốn nhà nghệ sĩ đàn cho họ nghe những khúc nhạc mà họ