tiếng phèng la nổi dậy trời... Chó dọc theo con sông cất tiếng tru ông ổng,
xao xác cả dân chợ dân làng.
Rạng ngày mùng 9 trời vừa hừng sáng, cò Laffont, quận trưởng
Nguyễn Văn Đề, thơ ký Phan Văn Thông cùng với hai tiểu đội lính vũ
trang súng trường, xếp hàng theo một bờ kinh Vĩnh An tiến vào đường
chùa. Quân của cò Laffont vây tròn lấy cái am của ông Đạo Tưởng trong
tầm súng.
Ông Đạo Tưởng không hề nao núng... Cái am của ông không còn là
cái am hành đạo nữa. Là một triều đình đã bày binh bố trận, sẵn sàng chinh
chiến. Đuốc trước am, ông Đạo Tưởng oai vệ trong sắc phục vàng, áo tay
rộng, đầu phủ bịch cân, lưng thắt dây đen, chân mang giày vàng, cổ đeo
lòng thòng xâu chuỗi bồ đề, theo cách mô tả của người cùng thời "ông
đường đường như Vu Hồng đương kiểm binh vua tướng qủy, sái đậu thành
binh hầu xuất trận".
Đứng hai bên, dài dọc theo sân võ, gồm hàng trăm nam nữ "đầu trọc
áo vàng" tay gươm tay giáo, bừng bừng khí thế".
Giữa sân võ là hai cái thây của hai vợ chồng Hương Kiếm đã bị đem
ra tế cờ vào giữa đêm vì tội phản đạo.
Ông cất giọng về phía quân thù, nhằm nói với tên cò Laffont và quận
Lễ:
- Các ông cứ bắn súng đi. Súng đạn của các ông không lủng được da
thịt của quân "Minh Hoàng Quốc" này đâu. Bắn đi.
Sau lời thách thức của ông, súng vẫn im. Với giọng nói hùng hồn và
sang sảng của ông, tín đồ không chỉ tin súng không làm gì được ông mà kể
cả họ nữa. Họ đã được thầy tẩm cho bùa ngải rồi. Cả ông, cả họ không còn
là người thường nữa, họ là người mình đồng da sắt.