cho Uủy ban để lấy uy tín. Mấy ông chánh quyền xúm lại xem, người nào
cũng trầm trồ. Không ai biết mặt Cụ Hồ mà người nào cũng khen giống.
Lại còn khen ảnh của em giống hơn ảnh của người khác nữa chứ. "Mấy ảnh
khác thấy cụ mập quá. Aảnh này cụ vừa rắn rỏi, vừa khắc khổ, vừa nghị lực
lại anh minh". Tranh khắc gỗ Cụ Hồ của em được trưng trong trụ sở Uủy
ban. Em bắt đầu có uy. Tiếng lành đồn xa, người ta đến đặt. Giá cả phải
chăng, tất nhiên là phải mắc hơn hình giấy. Nghề chạm của em bây giờ
nguyên liệu không phải là vàng mà gỗ mít - Gỗ mít mỗi ngày mỗi cạn,
nhưng không thất nghiệp, người ta mang gỗ đến cho mình. Bây giờ, đâu
đâu nhà nào cũng có tranh khắc gỗ hình Cụ Hồ của em trên trang thờ.
Sạch nhẵn râu nhưng nó vẫn còn thói quen nhếch mép, đưa tay sờ
mép, sờ cằm.
Vừa lúc đó có một anh chàng say bước vào. Say mà bên vai lại đeo
súng.
Thằng Bảy quèo tôi, rỉ nhỏ:
- Ông xã đội phó. Trước có đi du kích vài ngày. Quậy lắm. Quậy cái
bộ râu của tôi, tôi phải cạo, bây giờ quậy gì nữa đây. Anh cứ ngồi đây, anh
xem.
Tay say bước tới cửa, ngả ngả nghiêng nghiêng, mặt đỏ lừ, không chào
ai, đưa tay chỉ vào mặt thằng em tôi:
- Ê nầy, chú Bảy. Sau này tôi thấy tranh khắc gỗ Cụ Hồ của chú bán
nhiều lắm đó. Nói cho chú biết, Cụ Hồ là cha già dân tộc, là thánh nhân.
Không phải để cho chú... Tôi chưa nói hết, muốn nói phải giơ tay xin nói
đàng hoàng. Nói cho chú biết, tôi đang viết thơ lên Trung ương, nghe nói
có một tỉnh nào đó, làm tượng Cụ Hồ đưa tay chào... Anh chàng đã quá say,
vừa ngã nghiêng, vừa đưa tay phạt và hét: Không được ! Cụ Hồ không phải
thằng nào đi ngang Cụ cũng chào. Lại còn làm con tem dán bao thơ. Không