xem.
Nàng nói thế là có ý đuổi, tôi cứ mê mẩn không đi.
Nàng thấy tôi kỳ khôi lên tiếng gọi người nhà:
- Thầy ơi, có người thợ lôi thôi quá người ta muốn hỏi thầy đấy.
Nhà trên một ông cụ đi ra trạc ngoại năm mươi tuổi, râu đã lấm tấm
bạc, vừa đi vừa nói:
- À, có phải bác phó Nghi đấy không? Sao lên chậm thế?
Nàng nhìn lại tôi, thấy tôi vẫn đứng ngậm ngùi, với cái guồng tơ lấy
làm lạ, liền nói:
- Thưa thầy cái người nào ấy, không phải bác phó Nghi đâu.
Ông cụ đến thì tôi vái chào, ông cụ không trả lời, mắt đăm đăm vào tôi
như nhìn một vật gì lạ, rồi bỗng như nhớ ra, giơ hai tay lên mà nói:
- ... Ông giáo Lưu.
Lúc bấy giờ cô bé đến gần cũng giương hai con mắt mà nhìn tôi, rồi
lại nhìn ông cụ, con tơ nàng cầm ở tay rời xa rơi xuống đất.
Tôi thốt nhiên nghĩ đến tứ cố vô thân, người trong nước như thờ ơ
lạnh nhạt, bấy lâu gian truân khổ sở mà không có ích cho ai, nên không
thiết gì nữa, muốn ghen với nghìn người khác được sung sướng hơn mình,
liền ngả nón mà nói một câu, một câu ấy mà cuộc đời tôi xoay hẳn đi; bấy
lâu vì xã hội, vì danh giá làm cho mình không phải là mình, nay đến trước
cảnh thiên nhiên bao nhiêu cái phụ thuộc xưa kia tô tạo nên tôi không có
nữa.
- Vâng, thưa cụ chính tôi đây.