Nguyễn-triều, hai bên cũng một lòng cay-đắng chua-xót như nhau, cho nên
:
Dùng-dằng khi bước chưn ra,
Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bảy lần.
Được như tiên-sinh đi làm quan, một thời phú-quí, giá ai đã lấy làm
vinh, mà tiên-sinh thì tự lấy làm bùi-ngùi tủi thẹn. Thẹn là thẹn vì nỗi làm
thân trượng-phu đã không thể dọc ngang cho thỏa chí tang-bồng, thì sao
không bắt-chước được như Hải-thuyền-sư
Không mà làm một người dật dân triều Nguyễn. Vì thời-thế bắt-buộc, khiến
tiên-sinh không giữ được cái nghĩa trung-thần bất sự nhị quân, thì dù có
Bó thân về với Triều-đình,
Hàng thần lơ-láo, phận mình ra đâu.
Không hàng thần cũng như hàng thần, cho nên tiên-sinh có ý tự ví
mình như một người đàn-bà bạc-mệnh, vì thế bất-đắc-dĩ, phải bán mình mà
phụ nghĩa cố-phu. Đã nói thất tiết, thì thân nghìn vàng với thân bảy thước
có khác gì nhau ? Bởi thế cho nên làm quan thì làm quan, chứ
Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì ?
Mà có vui nữa, thì cũng :
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri-âm đó mặn-mà với ai ?
Vì cái cảm-tình ấy, cái tư-tưởng ấy, cho nên chung thân tiên-sinh làm
quan thường hay buồn-rầu, mà cũng không lúc nào bàn-bạc điều gì. Tiên-
sinh có ý muốn làm như Từ Nguyên-trực về với Tào mà thề không bài mưu
định kế cho Tào. Nhưng tiên-sinh là người kín-đáo, người ngoài không rõ,
mới cho tiên-sinh buồn-rầu về quan trên đè-nén, và tính hay sợ-hãi, cho nên
không dám nói-năng gì cả. Thiết-tưởng một người như tiên-sinh sợ gì ai,