dập liễu vùi hoa vào chỗ hôi-tanh, làm cho đang « phong gấm rủ là » phải
ra « dày gió dạn sương », thật là :
Tiếc thay trong giá trắng ngần,
Đền phong-trần, cũng phong-trần như ai !
Nhưng Kiều có phải là người phải phong-trần mà chịu phong-trần đâu
! Khốn-nạn thay thân mang lấy nghiệp, lại khư khư giữ lấy chữ tình, thành
ra cứ phải đày-đọa mãi, « hết nạn ấy đến nạn kia » cho đến đoạn-trường hết
kiếp mới thôi !
Kiều ở thanh-lâu gặp Thúc-lang là người hào-phóng, biết quí ngọc yêu
hoa, đem Kiều ra khỏi chỗ lửa nồng. Nhưng Thúc lại là người nhu-nhược,
sợ vợ hơn sợ cha, để đến nỗi Kiều phải bước gian-nan, làm con đời, con ở.
Trong đoạn này, Tố-như tiên-sinh tả rõ một ông nghiêm-phụ trong xã-hội
ta, nghiêm nhưng vẫn từ, thấy con làm bậy thì giận, biết người có nết thì
thương ; một ông quan biết phân-biệt tình với lý, biết « yêu vì nết trọng vì
tài », muốn cho gia-đình người ta được hòa-hợp, không nỡ để cho kẻ tài-
tình phải bước gian-truân, thật là một kẻ đáng làm quan phụ-mẫu thời cổ ;
một bà mẹ vợ tầm-thường như Hoạn-bà chỉ biết chiều con mà không có
lương-tâm ; một người vợ hay ghen mà lại nham-hiểm, hí-lộng người chồng
với vợ lẽ như đàn con trẻ.
Kiều một mình bơ-vơ như chiếc lá giữa dòng :
Nơi thời lừa-đảo, nơi thời xót-thương.
Sau lại gặp được Giác-duyên là một người từ-thiện chân tu, thôi thì
tưởng mình đã phải nhiều điều cay-đắng như thế, chi bằng đem gửi mình
vào chốn Thiền-môn cho trọn quả-kiếp. Ngờ đâu lại gặp Bạc-bà, thật là vãi
« nam-mô một bồ dao găm », cùng với Bạc Hạnh, « cũng phường bán thịt,
cũng tay buôn người ». Kiều lại phải bán về châu Thai đi ở thanh-lâu lần
nữa.
Tiếc thay nước đã đánh phèn,