tái-ngộ, nỡ nào lại bày trò nhơ-nhuốc, đem cánh hoa tàn để tặng người
nước-non. Vậy « khép cửa phòng thu » chính là Kiều để tỏ lòng trinh-bạch
với chàng Kim, mà lại là một cách tự xử rất cao.
Truyện một người đàn-bà tài sắc như nàng Kiều, mà lại bị những bước
gian-truân đày-đọa như thế, ai đọc đến mà chẳng thương tâm. Truyện đã
não-nùng thảm-thiết, mà văn lại tài-tình mĩ-lệ như văn của Tố-như tiên-
sinh, thì tưởng trong các truyện của ta không có truyện nào sánh với truyện
Thúy Kiều được.
Một tiếng nói hồ-đồ và bề-bộn như quốc-âm ta ngày trước mà Tố-như
tiên-sinh làm thành một tập văn-chương rất hay và rất có khuôn-phép. Lời
văn thật là thanh-nhã, sung-thiệm, hùng-hồn và hàm-súc, phép văn thì khai,
thừa, chuyển, hợp, rất có qui-củ. Khởi đầu tiên-sinh dùng hai câu thơ
Trăm năm trong cõi người ta.
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Lấy hai chữ tài với chữ mệnh mà nói thay mặt người kim cổ, lời nói ít
mà bao-quát được nhiều ý-tứ.
Lung đã nói chữ tài chữ mệnh, kết lại nói đến chữ tài chữ mệnh, như :
Có đâu thiên-vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi-dào cả hai ?
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
… … …
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lối làm văn của ta như thế, thật là khởi thúc đắc pháp. Lối văn « dư ba
» như hai câu sau này :
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt-tha.