Lấy một tiếng « mà » và một tiếng « đâu » tả rõ ra được một người
quá-khứ, một người hiện-tại, thật là khéo lắm.
Đến cái lối tả nhân-vật và tả cảnh của tiên-sinh thì rất là gọn-gàng, chỉ
vắn-tắt độ vài ba câu, chứ không tỉ-mỉ kéo dài kể rõ hết cả mọi cái mảy-
may, thế mà tả cái gì là nổi hẳn cái ấy lên. Là bởi tiên-sinh khéo dùng lối
hoạt-họa, chọn cái hình-dáng nào rõ thật nổi, rồi tìm một vài chữ thật đúng
mà tả ra, hễ đọc qua là nhận ngay được cái chân-tướng.
Tả các vai người, thì người nào vẽ hệt người ấy.
Như Kim Trọng là một bậc người phong-lưu nho-nhã thì :
Đề-huề lưng túi gió trăng.
… … …
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao.
Mã Giám-sinh thì :
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn-nhụi, áo quần bảnh-bao,
Tú-bà thì :
Thoắt trông nhờn-nhợt màu da,
Ăn gì cao lớn đẫy-đà làm sao !
Sở Khanh thì :
Một chàng vừa trạc thanh-xuân,
Hình-dong chải-chuốt, áo-khăn dịu-dàng.
Từ Hải thì :
Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
Tả người thật thì thế, tả người thấy trong giấc chiêm-bao thì :
Sương in mặt, tuyết pha thân,