TRUYỆN THÚY KIỀU - NGUYỄN DU - Trang 38

NHÂN-QUẢ có câu nói rõ rằng : « Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thụ giả
thị ; dục tri lai thế quả, kim sinh tác giả thị

欲知前世因,今生受者是,欲

知來生果,今生作者是 », nghĩa là muốn biết cái nhân ở kiếp trước, thì
xem sự hưởng-thụ ở đời này thì biết ; muốn biết cái quả kết-thành ở kiếp
sau thì xem cái việc làm ở kiếp này thì biết.

Nhân nào quả ấy, hết quả này lại đeo cái nhân đã gây nên mà có cái

quả khác. Nhân tốt thì quả tốt, nhân xấu thì quả xấu, cứ luân-chuyển mãi
như thế ở trong cõi hồng-trần.

Nhân-quả với nghiệp thành ra như cái nợ mình vay, cứ vay vay, trả trả

mãi không hết. Cái nghiệp cũng thế, có cái nghiệp nặng, có cái nghiệp nhẹ.
Mỗi cái nghiệp là cái quả của kiếp trước và lại làm cái nhân cho kiếp sau,
rồi cứ mãi thế, trừ khi nào tu được thành Phật, gỡ hết cái nghiệp-chướng, thì
cái thần-thức mới vào được chỗ tĩnh--tịch thường-định.

Theo cái lý-thuyết ấy, thì phàm phúc hay họa là ở tự mình gây ra cho

mình. Mình đã có cái hoàn-toàn tự-do mà làm việc thiện hay việc ác, thì
mình lại có cái hoàn-toàn trách-nhiệm về những việc ấy. Ông trời là đấng
thiêng liêng giữ cái công-lệ ở trong vũ-trụ cho đúng, tựa như ông quan tư-
pháp cứ theo pháp-luật mà định thưởng-phạt cho công-bằng, không có tây-
vị ai cả, và không có thể cho họa làm phúc, hay phúc làm họa được. Vậy
nên có câu rằng :

Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.