CÁI THUYẾT NHÂN-QUẢ DIỄN RA TRONG TRUYỆN KIỀU
Cái thuyết nhân-quả của Phật học là thế. Đem cái thuyết ấy mà so với
một đời nàng Kiều, thì thấy không có chỗ nào là không đúng.
Cô Kiều là con nhà tử-tế, có nền-nếp, có tài, có sắc, học-hành thông-
minh, biết điều nhân-nghĩa phải trái. Thật là « Đầu xanh chưa tội-tình gì ».
Thế mà ngay từ bước đầu, bước vào cuộc đời là gặp rặt những nỗi đoạn-
trường, là tại sao ? Tại cô có cái nghiệp rất nặng, cho nên cái tên của cô đã
đứng ở trong sổ đoạn-trường rồi.
Cô đã có cái nghiệp nặng nằm sẵn ở trong mình. Cho nên từ lời nói cho
chí tiếng đàn đánh ra, đều có cái giọng đau-đớn, sầu-khổ. Người đã có cái
nghiệp như thế, tất là đa tình đa cảm. Hai cái đó là cái mồi vô hình, cái dây
vô tướng, để nhử người ta vào những chỗ đúng với cái nghiệp của mình.
Cô đa cảm cho nên đi Thanh-minh, người khác trông-thấy mả cô Đạm-
Tiên thì không ai để ý đến, mà cô trông-thấy thì động lòng, đứng lại hỏi cho
biết chuyện. Biết chuyện rồi cô lân-la than-khóc vì nỗi hồng-nhan bạc-
mệnh. Cô đa tình, cho nên khi mới trông-thấy chàng Kim Trọng lần đầu mà
đã dan-díu mối tơ-tình, để về sau trong mười mấy năm trời, đeo lấy bao
nhiêu nỗi sầu-khổ.
Cái khởi duyên một đời cô Kiều, tác-giả đã báo trước cho độc-giả biết
ở giấc chiêm-bao sau khi đi Thanh-minh về.
Việc tình-duyên đang dở-dang, thì tình-nhân phải gọi về quê xa. Việc
tình chưa xong, việc nghĩa tiếp đến. Không dưng, cha mắc tụng-đình, cửa-
nhà tan-nát.
Bao nhiêu cái cơ-hội lúc ấy xoay cả vào một việc làm cho cô Kiều phải
đi đến chỗ đau-khổ. Nếu không thì việc Kim Trọng về quê hoãn lại mấy
ngày, sao đến nỗi Kiều phải bán mình chuộc cha ? Mà đã phải đi vào con