TRUYỆN THÚY KIỀU - NGUYỄN DU - Trang 42

duyên nói chuyện với bà Tam-hợp để định rõ chỗ nghiệp nọ chuyển tiếp
sang nghiệp kia.

Việc cô Kiều được hưởng-thụ cái nghiệp khác, đã rõ ra ở lời cô Đạm

Tiên báo mộng cho cô Kiều khi ở sông Tiền-đường mới vớt lên. Đạm Tiên
nói :

Rằng tôi đã có lòng chờ,

Mất công mười mấy năm thừa ở đây.

Chị sao phận mỏng đức dày,

Kiếp xưa đã vậy, lòng này dễ ai !

Tâm thành đã thấu đến Trời,

Bán mình là hiếu, cứu người là nhân.

Một niềm vì nước vì dân,

Âm-công cất một đồng cân đã già.

Đoạn-trường sổ, rút tên ra,

Đoạn-trường thơ, phải đem mà trả nhau.

Còn nhiều hưởng-thụ về lâu,

Duyên xưa đầy-đặn, phúc sau dồi-dào !

Cái nghĩa mười hai câu thơ ấy chứng rõ là cái nghiệp xấu của cô Kiều

đến sông Tiền-đường là hết, mà từ đó về sau là theo cái nghiệp khác.

Cái nghiệp khác của cô tốt, là vì cái lòng của cô tốt. Bởi thế sư Tam

hợp nói rằng :

Xét trong tội-nghiệp Thúy Kiều,

Mắc điều tình-ái, khỏi điều tà-dâm.

Lấy tình thâm, trả tình thâm,

Bán mình đã động hiếu tâm đến Trời.

Hại một người, cứu muôn người,

Biết đường khinh-trọng, biết lời phải chăng.

Thửa công-đức ấy ai bằng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.