TRUYỆN THÚY KIỀU - NGUYỄN DU - Trang 44

GIÁ-TRỊ TRUYỆN KIỀU

Cổ-nhân có câu rằng : « Văn dĩ tái đạo

文以載道 », nghĩa là : Văn

dùng để chở đạo. Quyển truyện Kiều là quyển sách dùng lời văn rất hay để
truyền rộng một cái lý-thuyết triết-học, thì có phải là sách trái luân-lý như
có nhiều người đã thường nói không ? Cái lý-thuyết ấy có đúng với chân-lý
hay không, điều đó xin để các nhà học-giả nghị-luận, ta không nói ở đây
làm gì. Có một điều mà tôi muốn các độc-giả lưu-ý xét cho kỹ, là cứ như ý
tôi, thì truyện Kiều bày-tỏ một cách rất rõ ràng cái thuyết nhân-quả của nhà
Phật. Quyển sách ấy lại làm cho người nào xem, mà hiểu rõ cái tâm-tình
của người đóng vai chính trong truyện, thì ai cũng động lòng thương.
Thương con người khôn-ngoan, hiếu-nghĩa mà cứ gặp phải những bước
gian-truân.

Cái lòng thương ấy làm nảy ra cái lòng từ-bi bác-ái muốn làm điều

lành, điều phải, muốn cứu người trong lúc hoạn-nạn. Một quyển sách có cái
ảnh-hưởng hay như thế, có phải là sách nhảm, trái với luân-lý không ? Hay
là vì có chuyện người con-gái đi nói chuyện với tình-nhân, vì có chuyện nói
đến chỗ thanh-lâu mà bị rìu-búa của các nhà mô-phạm, và cho là sách
không nên xem ?

Dạy luân-lý có được phép đem cái xấu, cái bẩn, bày-tỏ ra, để người ta

trông-thấy mà tránh, hay là chỉ được phép dùng cách khô-khan vô vị, nói
những câu phải làm như thế này, làm như thế nọ mà thôi ?

Tôi tưởng dạy luân-lý không bằng gì cách làm cho xúc-động cái tâm,

cái trí của người ta, khiến cho người ta nhân đó mà nghĩ ra việc làm điều
lành điều phải. Huống chi xem truyện Kiều, ta lại có lòng kính-trọng một
người đàn-bà yếu-đuối biết lấy cái tâm trinh-bạch từ-mẫn mà chống-chọi
với bao nhiêu những sự độc-ác dơ-bẩn nó cứ cố làm cho mình chìm-đắm đi.
Nhờ có cái tâm ấy mà đứng vững được ở chỗ phong-ba, đầy những ma-quỉ ;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.