TRUYỆN THÚY KIỀU - NGUYỄN DU - Trang 45

nhờ có cái tâm ấy mà cái nhân-cách của con người ta mới thành ra tôn-quí
rõ-rệt.

Vũ-trụ xoay-vần, vạn vật biến-đổi, cái hình-hài của người ta cũng phải

theo cái công-lệ ấy. Nhưng người ta mà biết giữ cái tâm để làm chỗ căn-cứ,
để đối đầu với sự vô thường của vạn vật, thì có phải là cái tâm của ta quí
hơn cả vạn vật và lên trên cả vạn vật không ?

Tài với tình tự nó vốn có cái giá-trị, nhưng nếu không có cái tâm để

làm chỗ nương-tựa, thì tài với tình thường hay làm cho ta xiêu-đổ. Tôi
tưởng chỗ ấy là chỗ tác-giả rất lấy làm chú-ý, cho nên mới kết-thúc truyện
Kiều bằng hai câu thơ :

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Cái lý-thuyết tôi vừa nói đó rất rõ-ràng ở trong các kinh truyện của nhà

Phật. Ai đã đọc qua cũng hiểu ngay được.

Có người nói rằng : Nguyễn Tố-như tiên-sinh dịch ra truyện Kiều, là

một nhà thâm nho nay lại nói tiên-sinh theo Phật-học, thì cho là không đúng
sự thực.

Nguyễn Tố-như tiên-sinh không những đã hiểu rõ cái tư tưởng của

Phật học ở trong truyện Kiều mà thôi, tiên-sinh còn làm bài « Văn-tế Thập
loại chúng sinh »

2

cũng theo đúng cái tư-tưởng ấy. Vậy tôi dám chắc rằng

tiên-sinh là một người học rộng, tinh-thông cả Nho-học và Phật-học.

Người đời thường lấy cái ý hẹp-hòi cho Nho với Phật là hai cái học trái

nhau, vì thấy chỗ thực-hành Nho thì chú-trọng ở chỗ xử thế, mà Phật thì
chú-trọng ở chỗ xuất thế, rồi nhiều người nhân đó mà bài-xích lẫn nhau. Kỳ
thực về đường lý-thuyết, hai bên có chỗ rất tương đồng với nhau. Xem như
ở đầu sách Đại-học nói rằng ; « Minh minh đức

明明德 », nghĩa là làm sáng

cái đức sáng, mà sách nhà Phật thì nói : « Minh tâm kiến tính », nghĩa là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.