ta không rõ, chỉ biết vào năm ất-dậu là năm Cảnh-hưng thứ 26 (1765),
nghĩa là vào đời Lê-mạt.
Xem gia-thế nhà tiên-sinh, thì tiên-sinh là dòng-dõi một nhà thế-phiệt
trâm-anh đệ-nhất trong nước lúc bấy giờ. Không rõ tiên-sinh thụ-nghiệp ai,
có lẽ là học-tập phụ-huynh trong nhà. Tiên-sinh thủa còn trẻ thiên-tư dĩnh-
ngộ, năm 19 tuổi đã đỗ ba trường, tức là đỗ tú-tài.
Tiên-sinh là người có khí-tiết, gặp khi trong nước có biến, nhà Nguyễn
Tây-sơn dấy lên, nhà Lê bại-vong, tiên-sinh đã nhiều phen lo-toan sự khôi-
phục, nhưng vì sự không thành, bỏ về quê ở, lấy sự chơi-bời săn-bắn làm
vui thú. Trong vùng chín-mươi-chín ngọn núi Hồng-lĩnh không có chỗ nào
là chỗ tiên-sinh không đi đến. Phải thời quốc phá gia vong, tiên-sinh đã toan
bỏ việc đời ra ngoài tai, đem cái thân-thế mà vui với non sông. Ấy là cái chí
của tiên-sinh đã định như thế, nhưng đến khi vua Thế tổ Cao-hoàng bản
Triều đã thống-nhất được giang-sơn, có ý muốn thu-phục lòng người miền
Bắc, xuống chiếu trưng-triệu những nhà dòng-dõi cựu-thần nhà Lê ra lục-
dụng. Tiên-sinh phải triệu ra làm quan, hai ba lần từ-chối không được. Năm
Gia-long nguyên-niên (1802), tiên-sinh phải ra làm tri-huyện huyện Phù-
dực, (nay thuộc tỉnh Thái-bình). Được ít lâu bổ đi Tri-phủ Thường-tín. Sau
tiên-sinh cáo bệnh xin về. Đến năm Gia-long thứ năm (1806) lại phải triệu
vào Kinh thụ chức Đông-các học-sĩ. Năm thứ tám (1809) bổ ra làm Cai-bạ
(tức là Bố-chính) Quảng-bình. Năm thứ 12 (1813) thăng lên làm Cần-chính-
điện học-sĩ, sung chức chánh-sứ sang cống Tàu. Đến khi về, được thăng Lễ-
bộ Hữu-tham-tri. Năm Minh mệnh nguyên-niên (1820) lại có chỉ sai tiên-
sinh đi sứ Tàu lần nữa, nhưng chưa kịp đi thì phải bệnh mất.
Sách Chính biên Liệt-truyện chép rằng : khi tiên-sinh phải bệnh nặng,
không chịu uống thuốc. Lúc gần mất, sai người sờ tay chưn xem còn nóng
hay lạnh. Người nhà nói đã lạnh cả rồi. Tiên-sinh nói rằng : được ! Nói
xong thì mất, không có một lời nào dặn dò đến việc sau. Tiên-sinh mất vào