thứ hai, tôi đã có hai tuần ở Cairo trên đường tới Jerusalem cho học kỳ ở
nước ngoài của mình ở Đại học Hebrew. Cairo chật chội, bẩn thỉu, kỳ quặc,
và không tài nào chịu nổi – nhưng tôi thích nó. Tôi thích loại bánh mỳ ổ
dẹp có thể mua nóng hổi lúc vừa ra lò, tôi thích nụ cười dễ chịu của người
dân Ai cập, tôi thích những thánh đường Hồi giáo và những tháp chuông in
trên nền trời Cairo hình dáng đặc biệt của mình, thậm chí, tôi còn thích cả
cậu bé nhặt bóng ở Câu lạc bộ Thể thao Gezira, người đã mời chào bán cho
tôi cả bóng golf lẫn thuốc lá Hasit, và sẵn sàng cá bằng bất cứ giá nào rằng
tôi không thể vượt qua được 40 vòng đầu tiên trong suốt trận đấu. (Có hai
chú ngựa đua đã không vượt qua được vòng thứ chín ở giữa đường đua của
tôi, tôi có thể thắng được vụ cá cược này).
Vào mùa hè năm 1974, giữa năm thứ nhất và năm thứ hai ở trường
chuyên nghiệp, tôi quay trở lại Ai cập cho học kỳ của các khóa học ngôn
ngữ A-rập tại đại học Hoa Kỳ ở Cairo. Khi quay trở lại Brandeis, nơi tôi
đang học để lấy bằng cử nhân, tôi đã thực hiện một chủ đề bằng trình chiếu
về Ai cập. Một sinh viên tốt nghiệp người Do Thái trong đám khán giả đã
ngắt lời tôi liên tục bằng các câu hỏi, “Người Do Thái đang làm gì khi tới
Ai cập?” và “Sao anh lại dám thích thú những người này?” Tệ hơn, anh ta
còn làm tôi bối rối cực độ và khiến bài thuyết trình của tôi kết thúc thê thảm
mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên. Nhưng cuộc đụng độ ấy đã cho tôi hai bài
học. Thứ nhất, khi tranh luận về Trung Đông, mọi người lập tức trở nên
điên cuồng, vì vậy nếu bạn định thuyết trình cho từ hai khán giả trở nên, tốt
nhất là bạn phải nắm vững được vấn đề. Thứ hai, một người Do Thái muốn
kiếm được việc làm hoặc nghiên cứu về Trung Đông sẽ luôn luôn đơn độc:
anh ta sẽ chẳng bao giờ nhận được sự chấp thuận hoặc tin tưởng tuyệt đối
của người A-rập, và cũng sẽ không bao giờ nhận được sự chấp thuận và tin
tưởng tuyệt đối của người Do Thái.
Sau khi tốt nghiệp ở Brandeis năm 1975, tôi quyết định học thạc sỹ về
Trung Đông học ở Anh. Tôi ghi danh vào trường St. Antony thuộc Đại học
Oxford, nơi tôi lấy được bằng thạc sỹ về lịch sử và chính trị về Trung Đông
hiện đại. St. Antony có tất cả những gì tôi hy vọng về cách thức đào tạo
chính thống, nhưng tôi học được nhiều không kém ở những hoạt động ngoại