khóa cũng như trên lớp học. Là một trung tâm của Trung Đông học ở Anh,
St. Antony thu hút những sinh viên xuất sắc nhất từ khắp A-rập và Israel.
Khi đó chỉ có 125 sinh viên ở trường và chúng tôi ăn ba bữa cùng nhau mỗi
ngày, chúng tôi biết rất rõ về nhau. Ở Brandeis, tôi được coi như người hiểu
biết về Trung Đông, nhưng ở St. Antony đông đúc này thì tôi chỉ là một kẻ
ngu ngơ. Tôi trở thành kẻ biết lắng nghe, dẫu vậy thì vẫn còn quá nhiều
điều để nghe ngóng.
Những năm ở St. Antony của tôi trùng khớp với cuộc nội chiến Liban.
Tôi ở chung phòng với một người Liban Shiite thông minh sáng láng,
Mohammed Mattar, và ăn trưa cùng với những người Cơ đốc giáo Liban và
người Palestine; bạn thân của tôi ở St. Antony là một người Do Thái lai
Iraq, Yosef Sasoon, tôi gặp anh ta cùng vợ là Taffy ở phòng giặt đồ. Quan
sát bọn họ trong mối tương tác, tranh cãi, và thách thức lẫn nhau về các
môn học, và công kích người khác trong giờ ăn đã cho tôi thấy người Trung
Đông còn hơn cả người A-rập, chống lại người Do Thái nhiều đến mức nào.
Chỉ là một khán giả cho mối thù truyền kiếp của họ, một kẻ ngoài lề, tôi
xoay xở để giữ được tình bằng hữu với họ cũng như với những người Israel
trong khu học xá.
Trong khi học tập ở Anh, tôi tập tọng nghề làm báo. Một ngày tháng
Tám năm 1976, tôi rảo bước trên đường phố ở London và chú ý đến dòng
tít chạy trên tờ London Evening Standard: Carter hướng tới người Do Thái:
Nếu trúng cử tôi sẽ sa thải tiến sỹ K. Bài báo này nói về ứng cử viên Jimmy
Carter hứa hẹn sẽ sa thải ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nếu đắc cử
Tổng thống. Kỳ thật đấy, tôi nhủ thầm, một ứng cử viên tranh cử chức tổng
thống có thể cầu cạnh những người Mỹ gốc Do Thái bằng việc hứa hẹn sa
thải ngoại trưởng người Mỹ gốc Do Thái trước tiên ư. Tôi quyết định viết
một bài Op Ed về sự trớ trêu này. Bạn gái chính là vợ tương lai của tôi, Ann
Bucksbaum, tình cờ lại thân thiết với biên tập viên của tờ Des Moines
Register, Gilbert Cranberg. Ann đưa cho anh ta bài báo. Anh ta khoái nó và
cho lên khuôn vào số ra ngày 23 tháng Tám năm 1976; bằng cách đó tôi đã
tìm được công việc là phóng viên về Trung Đông. Hai năm tiếp đó, tôi viết