TỪ BEIRUT TỚI JERUSALEM - HÀNH TRÌNH “ĐI ĐỂ HIỂU” TRUNG ĐÔNG CỦA MỘT NGƯỜI MỸ - Trang 15

Tuy nhiên, với nỗi tắc nghẹn trong cổ họng và nỗi niềm đè nặng trong

lòng, tôi lao vào cơ hội đó. Bạn bè và cả gia đình tôi đều nghĩ tôi điên rồi.
Một người Do Thái sống ở Beirut ư? Tôi không có câu trả lời thực sự cho
họ; tôi thực sự không biết điều gì đang chờ đợi mình. Tất cả những gì tôi
biết là khoảnh khắc đó của tôi là thật. Tôi đã bỏ ra sáu năm nghiên cứu về A
rập và Israel; nếu tôi không đi bây giờ, tôi sẽ chẳng bao giờ đi được. Vì vậy
tôi đã đi.

Liban được biết đến như một Thụy Sĩ của Trung Đông, một vùng đất của

núi non, tiền bạc, và nhiều nền văn hóa, tất cả đều bằng cách này hay cách
khác xoay xở thật lạ kỳ để chung sống hòa thuận cùng nhau. Chí ít đó cũng
là toàn cảnh trên tấm bưu thiếp. Đó không phải là Liban chào đón tôi và
Ann vào tháng Sáu năm 1979. Chúng tôi tới đất nước này trong vòng vây
của cuộc nội chiến bắt đầu từ năm 1975. Đêm đầu tiên chúng tôi ở khách
sạn Hải quân Beirut, tôi nhớ là đang nằm thì bị đánh thức bởi tiếng đấu
súng ngay dưới đường phố. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nghe thấy tiếng
súng.

Giống như hầu hết những phóng viên nước ngoài khác ở Liban, chúng

tôi kiếm một căn phòng ở khu vực người Hồi giáo phía Tây Beirut, nơi
phần lớn các trụ sở và đại sứ quán nước ngoài tọa lạc. Ann kiếm được việc
làm cho một ngân hàng thương mại địa phương, và sau đó là cho một tổ
chức nghiên cứu chính trị A-rập. Đó là “Những ngày phía Tây bão táp của
Tây Beirut”. Mặc dù cuộc nội chiến đang diễn ra rất ác liệt, ở đây khá yên
ổn. Những con đường thông suốt nối giữa Đông và Tây Beirut, nhiều vụ
làm ăn và mua bán vẫn tiếp tục giữa tất cả những phá hủy và bắt cóc ấy.

Sau hơn hai năm ở Beirut với UPI, tôi được The New York Times (Thời

báo New York) mời làm việc vào năm 1981 và bị buộc tới Manhattan để
học những cách thức bí hiểm của nghề làm báo. Tuy nhiên sau mười một
tháng ở New York, các biên tập viên của Thời báo quyết định đưa tôi trở lại
Beirut vào tháng Tư năm 1982 để làm phóng viên ở Liban.

Khi quay trở lại Beirut, tôi nhận thấy thành phố rộn lên hai luồng tin đồn

đại. Một liên quan đến việc bùng nổ bạo lực ở trong những người Syria,
điều này đã xảy ra rồi, còn một là bùng nổ bạo lực từ những người Israel,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.