TỪ BEIRUT TỚI JERUSALEM - HÀNH TRÌNH “ĐI ĐỂ HIỂU” TRUNG ĐÔNG CỦA MỘT NGƯỜI MỸ - Trang 16

chuyện này đang được trông đợi sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Về phía những
người Syria mà ban đầu hầu hết mọi người đều khó lòng tin tưởng, tuyên bố
rằng chính quyền Syria đã đàn áp một cuộc nổi dậy ở thành phố lớn thứ tư
của nó – Hama – cướp đi 20 nghìn sinh mạng của dân đen ở đây. Những
câu chuyện của người Israel thì xoay quanh việc thủ lĩnh lực lượng dân
quân Phalange – Bashir Gemayel, đã tiến tới một thỏa thuận với Thủ tướng
Chính phủ Israel – Manachem Begin, hướng về một nỗ lực chung nhằm
đuổi PLO và những người Syria ra khỏi Liban mãi mãi. Hóa ra cả hai luồng
tin này đều là thật cả.

Khoảng sáu tháng sau đó, tôi tường thuật về vụ thảm sát Hama, cuộc tấn

công của người Israel vào Liban, vụ thảm sát của người Palestine ở trại tị
nạn Sabra và Shatila, cuộc di tản của PLO từ Beirut, cuộc đổ bộ của Lực
lượng Gìn giữ hòa bình Thủy quân Lục chiến của Mỹ, vụ đánh bom liều
chết ở Đại sứ quán Mỹ ở Beirut và ở sở chỉ huy của Thủy quân Lục chiến,
việc Thủy quân Lục chiến rút khỏi Liban, và trận đánh sắp đi đến hồi kết
của cuộc nội chiến Liban cùng với tất thảy những sự kiện trọng đại khác.

Sau những năm sôi động ở Beirut, tôi được chuyển về The New York

Times để tới Jerusalem vào tháng Sáu năm 1984 làm phóng viên ở Israel.
Lúc này, biên tập viên của tôi, A. M. Rossenthal cho là sẽ thật “thú vị” khi
thấy một người đã lăn lộn ở thế giới người A-rập gần năm năm được tận
mắt chứng kiến xã hội Israel. Đồng thời cũng mong muốn sẽ xóa bỏ một
quy tắc bất thành văn cổ lỗ ở The New York Times là không bao giờ cho
phép một người Do Thái được làm phóng viên ở Jerusalem. Cũng với ý
nghĩ ông đã phá bỏ được trước thời hạn năm năm cho người tiền nhiệm của
tôi, David K. Shipler, khi ngày nọ ông huênh hoang về chuyện này trong
cuộc họp với các biên tập viên và tiết lộ rằng Shipler là một người theo đạo
Tin lành; trông anh ta như một vị giáo sĩ vậy.

Rồi cái ngày tôi chuyển từ Beirut sang Jerusalem cũng tới, tôi đã phải đi

đường bộ bằng vô số những chuyến taxi của cả người A-rập lẫn người Do
Thái. Cả chuyến đi mất chỉ sáu tiếng đồng hồ, nhưng thời gian lái xe lại
không đo được khoảng cách thật sự hay ước chừng giữa hai nơi. Theo cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.