đồng Haredi. Tuy nhiên, khi Schiller mời tôi dành một ngày ở yeshiava của
ông để chứng minh cho tôi thấy rằng người Haredi có một tầm nhìn về
Israel rằng nó năng động, hấp dẫn, và không hề bó buộc như bất cứ người
theo Chủ nghĩa Phục quốc nào, tôi đã quyết định nhận lời ông.
Tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng vị giáo sĩ người Brooklyn này, với
tấm bằng cử nhân văn học Anh và tâm lý học của Johns Hopkins, đã mang
phẩm chất đáng mến của Madison Avenue nhất định gán cho đạo Do Thái
chính thống. Chúng tôi bắt đầu nói về yeshiva của ông – được thành lập từ
năm 1972 và tọa lạc trong một dãy chung cư hiện đại ở khu vực Đồi French
của Jerusalem – theo như giải thích của Schiller thì tại sao cộng đồng của
ông lại bị phỉ báng.
“Người Do Thái sẽ không bao giờ xây nó ở đây, cạnh những bờ biển
này,” Schiller bắt đầu, vị giáo sĩ tự đến Israel lần đầu tiên năm 1961 khi còn
là một sinh viên hai mươi tư tuổi, “nếu như nó không phục vụ cho việc học
tập ở trong các yeshiva ở Đông Âu và vì thực tế là thế hệ ông cha của người
Do Thái theo Chủ nghĩa Phục quốc thế tục lập ra đất nước này đã sống theo
cách mà tôi sống. Người Israel vẫn ở đây như những người Do Thái chỉ vì
lối sống kiểu chính thống mà tổ tiên họ đã dẫn dắt. Giống như cha ông họ
đã gửi tiền vào ngân hàng, và bây giờ thế hệ này đang viết séc rút nó ra.
Vậy là những người Do Thái thế tục có một khoản nợ với lối sống này. Bởi
vậy, khi chúng tôi đại diện cho những kẻ điên rồ nguyên thủy, suy đồi, thì
sự thật không đơn giản là như vậy. Chúng tôi chỉ đang nói rằng, Hãy để cho
chúng tôi sống theo cách mà chúng tôi muốn. Tôi không đòi hỏi anh phải
sống như tôi, nhưng tôi muốn anh hiểu rằng đó là sự đúng đắn và kiên định
nhất định ở địa vị của tôi bắt nguồn từ lịch sử của người Do Thái, rằng anh
có một món nợ với vị trí này, và món nợ đó cho phép tôi đòi hỏi anh thực
hiện những thỏa hiệp nhất định mà chúng ta có thể đàm phán cùng nhau. Đó
là trường hợp như trong bộ luật của người Do Thái, theo đó các giáo sĩ
được hỏi việc gì sẽ xảy ra nếu có hai chiếc tàu ngược chiều cùng đi qua một
eo biển hẹp cùng một lúc. Một chiếc chất đầy hàng hóa còn chiếc kia thì
rỗng không. Ai sẽ phải nhường đường? Một trong những giáo sĩ vĩ đại đầu
tiên của Israel, Reb Avram Yeshayau Krelitz, sử dụng tình huống này khi