đối. Ông lý giải, con người chỉ có đạo đức trong tình huống xã hội. Do đó,
một nhà nước, được sự hỗ trợ của quân đội cần phải xã hội hóa con người,
để kiềm chế những bản năng hoang dã của họ, và ngăn chặn họ khỏi những
hành xử hỗn loạn và một cuộc chiến mà tất cả đều chống lại nhau.
Tôi không biết là Beirut có phải là một nhà nước tự nhiên hoàn hảo hay
không nhưng chắc chắn nó là thứ gần với khái niệm đó nhất còn tồn tại trên
trái đất bây giờ. Nếu vậy, Hobbes quả là đúng về cuộc sống mà trong thế
giới đó sẽ “bẩn thỉu, bạo tàn, và ngắn ngủi,” nhưng ông ta đã sai khi cho
rằng nó sẽ “đói nghèo” và “đơn độc”. Thực tế, nếu tôi có học được bất cứ
bài học nào từ việc sống tại Beirut thì chính là khi chính quyền bị tan rã và
xã hội sụp đổ thành một nhà nước tự nhiên, con người sẽ làm bất cứ điều gì
để tránh trở thành đói nghèo hay đơn độc.
Mong muốn đầy bản năng này là đem lại trật tự và sự sung túc cho cuộc
đời con người giữa đám hỗn loạn chính là thứ mang tới cho Beirut hương vị
đặc biệt và kỳ lạ riêng của nó – một hương vị thu hút tôi nhất từ một câu nói
đơn giản thốt ra từ một giới chức Liban, người đã mời một người bạn người
Mỹ của tôi ăn tối vào đêm trước Giáng sinh. Bữa tiệc cho kỳ nghỉ đầy tao
nhã này được tổ chức ở trong phòng của chủ nhân bữa tiệc, gần ngay Green
Line, một tòa nhà bị thiêu rụi và phá hủy hết bên trong tạo ra vùng đất
không người ở giữa chủ yếu là Tây Beirut của người Hồi giáo và Đông
Beirut của người Cơ đốc giáo. Trong đêm trước Giáng sinh năm 1983 đặc
biệt đó, bất chấp kỳ nghỉ, lực lượng dân quân đối nghịch Cơ đốc giáo và
Hồi giáo đang bắn qua bắn lại hàng loạt pháo và đạn súng máy lúc sẩm tối,
làm rung chuyển toàn bộ khu vực lân cận. Chủ nhân bữa tiệc hoãn việc
phục vụ bữa tối lại, hy vọng rằng mọi chuyện sẽ lắng xuống, nhưng bà cũng
nhận ra rằng bạn bè đều bắt đầu đói, chẳng thèm bận tâm đến xung quanh
nữa. Cuối cùng, trong một màn dạo đầu mà bạn sẽ chẳng tìm thấy trong bất
cứ cuốn sách nào về nghi thức xã giao của Emily Post, bà chủ nhà quay lại
phía các khách mời và hỏi, “Các vị muốn ăn ngay bây giờ hay chờ đến khi
ngừng bắn đã?”
Những người bên ngoài chỉ thấy Beirut qua những bức ảnh trên báo chí
và những đoạn băng 60-giây của bản tin thời sự trên ti vi, có thể nghĩ rằng