TỪ BEIRUT TỚI JERUSALEM - HÀNH TRÌNH “ĐI ĐỂ HIỂU” TRUNG ĐÔNG CỦA MỘT NGƯỜI MỸ - Trang 52

Trong khi nhiều người Beirut đã lão luyện trong việc suy tính khả năng

lựa chọn môi trường, thì vài người trong số họ sau mười bốn năm nội chiến
vẫn không giỏi giang gì trong chuyện đó và vẫn hoàn toàn lạc điệu với thế
giới. Thật là nguy hiểm, không chỉ về tâm lý mà còn về thể chất, bởi vì nó
làm cho những bản năng bảo vệ thông thường của một con người trì độn đi
không kém gì bất cứ một loại chất gây nghiện nào. (Tuy nhiên,
Valium được bày bán khắp các quầy hàng ở Beirut, và người Liban được
cho là những người sử dụng thuốc an thần nhiều nhất trên thế giới tính theo
đầu người.) Khi tôi đang làm việc ở Beirut cho UPI và phải thức khuya ở
văn phòng, tôi thường đi bộ về nhà một mình vào lúc 11 giờ đêm. Tôi thích
cuốc bộ qua tám dãy phố để tập thể dục. Một đêm tôi kéo Ann ra khỏi nhà
sau khi xem một bộ phim vào giờ đó. Khi chúng tôi đang đi trên vỉa hè tay
trong tay, một người đàn ông nhảy ra từ ô cửa sổ ở tầng một và đáp xuống
ngay trước mặt chúng tôi, như một con mèo. Anh ta một tay cầm một cái túi
gì đó ở tay này và một khẩu súng lục trắng lóa như bạc trong tay kia. Chúng
tôi nhìn anh ta. Anh ta nhìn chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều điếng người đi
mà chẳng nói được gì, vậy là anh ta chạy vụt đi. Beirut nguy hiểm đến mức
tội phạm chẳng thèm phải thận trọng khi ở trên phố lúc nửa đêm. Giờ đây,
khi nghĩ lại thói quen đi bộ về nhà lúc đêm khuya của mình, tôi không thể
tin nổi là mình đã làm điều ấy.

Dù thế nào thì nó cũng luôn nhắc nhở tôi về câu chuyện của Terry

Prothro kể khi tôi hỏi anh mất bao lâu để thích ứng được với cuộc sống éo
le ở Beirut. Anh ấy trả lời, “Đó là một bài kiểm tra chúng tôi thường đưa ra
trong lớp học để xem mọi vật sống dễ dàng ra sao khi thích ứng. Bạn cho
một con ếch vào một xô nước và đun nóng dần dần lên. Con ếch chỉ thay
đổi để thích ứng với nhiệt độ mới, cho đến khi cuối cùng thì bị luộc chín,
bởi vì nó chỉ thường thích ứng chứ không nghĩ đến việc nhảy ra khỏi cái xô.
Tôi cảm nhận giống như con ếch này.”

Anh ta đã không đơn độc. Bác sỹ Amal Shamma can trường, nguyên

trưởng phòng cấp cứu thuộc Bệnh viện Barbir của Beirut, và là một phụ nữ
mà trong đời chẳng còn điều gì làm cho ngạc nhiên nữa, nhớ lại một lần bị
đánh thức bởi một cơn động đất làm rung giường bà rất mạnh. “Chúng tôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.