- d. 1 Chùa nhỏ, miếu nhỏ. 2 Nhà ở nơi hẻo lánh, tĩnh mịch của người ở ẩn
thời xưa.
am hiểu
- đgt. Hiểu biết rành rõ, tường tận: am hiểu âm nhạc am hiểu vấn đề.
am pe
- am-pe dt. (lí) (Pháp: ampère) Đơn vị cường độ dòng điện: Dòng điện 1
am-pe.
ảm đạm
- t. 1 Thiếu ánh sáng và màu sắc, gợi lên sự buồn tẻ. Nền trời ảm đạm.
Chiều mùa đông ảm đạm. 2 Thiếu hẳn vẻ tươi vui, gợi cảm giác rất buồn.
Nét mặt ảm đạm.
ám
- 1 đgt. 1. Bám vào làm cho tối, bẩn: Bồ hóng ám vách bếp Trần nhà ám
khói hương bàn thờ. 2. Quấy nhiễu làm u tối đầu óc hoặc gây cản trở: bị
quỷ ám ngồi ám bên cạnh không học được.
- 2 dt. Món ăn bằng cá luộc nguyên con, kèm một số rau, gia vị chấm nước
mắm: cá ám cá nấu ám.
ám ảnh
- đgt. (H. ám: tối, ngầm; ảnh: hình bóng) 1. Lởn vởn luôn trong trí óc,
khiến cho phải suy nghĩ, không yên tâm: Chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh
một số đồng chí (HCM) 2. Như ám3: Nó cứ đến ám ảnh tôi mãi. // dt. Điều
làm cho mình cứ phải nghĩ đến luôn: Cái vườn cao-su giới tuyến đối với tôi
đã trở thành một ám ảnh (NgTuân).
ám chỉ
- đg. Ngầm chỉ người nào, việc gì. Câu nói có ý ám chỉ anh ta.
ám hại
- đgt. Giết người một cách lén lút, hãm hại ngầm: ám hại người ngay ám
hại bằng thuốc độc bị địch ám hại.
ám hiệu
- dt. (H. ám: ngầm; hiệu: dấu hiệu) Dấu hiệu kín, không cho người khác
biết: Thấy lửa ám hiệu đã lại quay sang (NgTuân).
ám muội