ai
- đt. 1. Người nào: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm (HCM)
2. Mọi người: Đến phong trần cũng phong trần như ai (K) 3. Người khác:
Nỗi lòng kín chẳng ai hay (K) 4. Đại từ không xác định về cả ba ngôi:
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai (K) 5. Không có người nào: Ai giàu ba họ, ai
khó ba đời (tng).
ai ai
- đ. (chỉ dùng làm chủ ngữ, và thường dùng trước cũng). Tất cả mọi người.
Ai ai cũng biết điều đó.
ai điếu
- dt. Bài văn viếng người chết để bày tỏ lòng thương xót; điếu văn.
ai oán
- đgt. (H. ai: thương xót; oán: hờn giận, thù hằn) Đau thương oán trách:
Hơn thiệt thôi đừng ai oán nữa (Thơ Vương Tường).
ải
- 1 d. 1 Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở ở biên giới hoặc trên đường tiến vào
một nước. Ải Chi Lăng. 2 (vch.). Bước thử thách lớn, khó vượt qua. Ải
cuối cùng đã vượt qua.
- 2 I t. 1 (Chất hữu cơ thực vật) dễ gẫy nát, không còn bền chắc do chịu tác
dụng lâu ngày của mưa nắng. Lạt ải. Cành cây khô đã bị ải. 2 (Đất trồng
trọt sau khi đã được cày cuốc và phơi nắng) khô và dễ tơi nát. Phơi cho ải
đất.
- II đg. (kết hợp hạn chế). Làm (nói tắt, trong sự đối lập với làm dầm).
Chuyển ải sang dầm.
ải quan
- dt. Cửa ải, chỗ qua lại chật hẹp, hiểm trở giữa hai nước, thường có binh
lính trấn giữ: Tính rồi xong xả chước mầu, Phút nghe huyền đã đến đầu ải
quan (Lục Vân Tiên).
ái
- 1 đgt. (H. ái: yêu) Yêu đương: Làm cho bể ái, khi đầy khi vơi (K).
- 2 tht. Tiếng thốt ra khi bị đau đột ngột: ái! đau quá!.
ái ân