(NgĐThi) 2. Dữ dội, có tác hại: Trận rét này ác quá! 3. Có ý trêu chọc, tinh
nghịch: Câu nói ác; Cách chơi ác 4. Từ mới dùng một cách thông tục chỉ sự
đẹp, tốt: Cái xe ác quá!.
ác cảm
- d. Cảm giác không ưa thích đối với ai. Có ác cảm. Gây ác cảm.
ác chiến
- đgt. Chiến đấu ác liệt: trận ác chiến.
ác mộng
- dt. (H. ác: xấu; mộng: giấc mơ) 1. Giấc mơ rùng rợn: Cơn ác mộng khiến
nó rú lên giữa ban đêm 2. Điều đau đớn, khổ sở đã trải qua: Tỉnh lại, em ơi:
Qua rồi cơn ác mộng (Tố-hữu).
ác nghiệt
- t. Độc ác và cay nghiệt. Sự đối xử ác nghiệt.
ác tà
- dt. Xế chiều, lúc mặt trời sắp lặn: Trải bao thỏ lặn ác tà (Truyện Kiều).
ác tâm
- dt. (H. ác: ác; tâm: lòng) Lòng độc ác: Kẻ có ác tâm đã vu oan cho chị ấy.
ác thú
- d. Thú dữ lớn có thể làm hại người.
ách
- 1 dt. 1. Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày, bừa:
bắc ách quàng ách vào cổ trâu tháo ách. 2. Gông cùm, xiềng xích: ách áp
bức ách đô hộ phá ách kìm kẹp. 3. Tai hoạ việc rắc rối phải gánh chịu: ách
giữa đàng quàng vào cổ (tng.) ách giặc giã cướp bóc.
- 2 (F. adjudant) dt., cũ Chức phó quản thuộc bậc hạ sĩ quan thời Pháp
thuộc.
- 3 (F. halte) đgt. Ngăn, chặn lại, làm cho phải ngừng, dừng lại: ách xe giữa
đường để hỏi giấy tờ ách việc sản xuất lại chờ lệnh mới Chuyến đi du lịch
nước ngoài bị ách rồi.
- 4 đgt. (Bụng) bị đầy ứ gây khó chịu: ách cả bụng vì ăn quá nhiều no ách.
ạch
- Nh. Oạch.