lại của thông tục ở nông thôn ngày xưa. II. tt. 1. Phù hợp với trình độ của
quần chúng đông đảo: lời văn thông tục. 2. Dùng trong tiếng nói thông
thường, ít dùng trong văn học: từ ngữ thông tục.
thống chế
- d. 1. Võ quan cao cấp thời phong kiến. 2. Võ quan cao cấp đứng trên hàng
tướng, ở các nước tư bản.
thống đốc
- d. 1 Viên chức người Pháp đứng đầu bộ máy cai trị ở Nam Kì thời thực
dân Pháp. 2 Người đứng đầu một bang trong bộ máy chính quyền một số
nước liên bang. 3 (kết hợp hạn chế). Người đứng đầu ngân hàng nhà nước
trung ương, quản lí (về mặt chủ trương, chính sách) ngành ngân hàng cả
nước.
thống khổ
- tt. Đau khổ đến cực độ: nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách áp bức của
thực dân phong kiến.
thống lĩnh
- 1. d. Chức võ quan xưa chỉ huy toàn thể quân sĩ. 2. đg. Chỉ huy toàn thể
quân sĩ : Đạo quân chủ lực do vua Quang Trung thống lĩnh.
thống nhất
- I đg. 1 Hợp lại thành một khối, có chung một cơ cấu tổ chức, có sự điều
hành chung. Thống nhất đất nước. Thống nhất các lực lượng đấu tranh cho
hoà bình. 2 Làm cho phù hợp với nhau, không mâu thuẫn nhau. Cần thống
nhất ý kiến trước đã. Thống nhất đồng hồ trước trận đấu.
- II t. Có sự phù hợp, nhất trí với nhau, không mâu thuẫn nhau. Ý kiến
không .
thống trị
- đgt. 1. Nắm giữ chính quyền, cai quản mọi công việc của một nhà nước:
giai cấp thống trị ách thống trị. 2. Giữ vai trò chủ đạo, hoàn toàn chi phối
những cái khác: Quan điểm nghệ thuật này thống trị nhiều năm ở một số
nước.
thộp
- đg. Cg. Thộp ngực. Nắm được, bắt được bất thình lình một người (thtục) :