(K). // tt. Đi bộ: Khách bộ hành.
bộ lạc
- d. Hình thái tộc người ở thời đại nguyên thuỷ, bao gồm một số thị tộc hay
bào tộc thân thuộc có chung một tên gọi, có vùng cư trú riêng. Đời sống bộ
lạc.
bộ máy
- dt. 1. Toàn bộ các cơ quan thực hiện nhiệm vụ chung của một tổ chức: bộ
máy hành chính. 2. Toàn bộ các cơ quan thực hiện chức năng chung trong
cơ thể: bộ máy tiêu hoá bộ máy hô hấp.
bộ mặt
- dt. 1. Hình dung bề ngoài: Bộ mặt của thành phố ngày nay 2. Vẻ mặt biểu
lộ tâm tư, tình cảm của một người: Bộ mặt lầm lì; Bộ mặt vui tươi.
bộ phận
- I d. Phần của một chỉnh thể, trong quan hệ với chỉnh thể. Tháo rời các bộ
phận của máy. Bộ phận của cơ thể. Chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn
cục.
- II t. Có tính chất . Tiến hành bãi công bộ phận.
bốc
- 1 (bock) dt. 1. Cốc đựng bia khoảng 1/4 lít: uống mấy bốc bia. 2. (Bia)
đựng bằng cái bốc; bia hơi: uống bia bốc. 3. Cái bình có vòi ở đáy dùng để
thụt rửa đường ruột.
- 2 (boxe) dt. Võ gốc từ nước Anh, được quy định cấp độ, hạng cân và cách
đánh đỡ, né tránh thể theo tinh thần thượng võ: đấu bốc.
- 3 dt. Kiểu tóc nam giới húi ngắn, chỉ để dài ở mái trước: đầu húi bốc.
- 4 đgt. 1. Nắm gọn vật rời, vật nhão trong lòng bàn tay và lấy đi: bốc gạo
bốc bùn. 2. Lấy các vị thuốc thành thang thuốc: bốc mấy thang thuốc bắc.
3. Lấy và chuyển đi nơi khác: bốc hài cốt bốc hàng bốc quân bài. 4. Chuyển
đi toàn khối: Bão bốc cả mái nhà.
- 5 đgt. 1. Vụt lên cao thành luồng và toả rộng: Lửa được gió bốc càng cao
Bụi bốc mù trời. 2. Hăng lên, dâng mạnh mẽ một cảm xúc nào đó: Cơn
giận bốc lên. 3. Hăng lên một cách quá mức cần thiết: tính hay bốc nói hơi
bốc. 4. (Cây trồng) vượt lên: Mưa xuống cây bốc nhanh lắm.