- đg. Hưởng của người khác (thường là người trước) để lại. Thừa hưởng gia
tài. Thừa hưởng kinh nghiệm của ông cha.
thừa kế
- đgt. 1. Được hưởng tài sản, của cải do người chết để lại cho: thừa kế tài
sản. 2. Kế thừa: thừa kế truyền thống. 3. Nối dõi: thừa kế nghiệp nhà.
thừa nhận
- Bằng lòng coi là hợp lẽ phải hay hợp pháp : Thừa nhận chính phủ mới
thành lập.
thừa số
- d. Một trong các thành phần của một tích. a và b là hai thừa số của tích ab.
thừa thãi
- tt. Thừa quá nhiều, quá dồi dào, chi dùng thoải mái: thóc gạo thừa thãi
Quần áo thừa thãi mặc không hết.
thức
- d. ở tình trạng không ngủ : Thức lâu mới biết đêm dài (tng) .
- Từ đặt trước các danh từ chỉ các đồ ăn uống, các đồ mặc : Ra phố mua
thức ăn, thức mặc.
- d. Vẻ (cũ) : Khói Cam Toàn mờ mịt thức mây (Chp).
thức dậy
- Tỉnh giấc, không ngủ nữa : Thằng bé hễ thức dậy là khóc.
thức tỉnh
- đg. 1 (id.). Tỉnh ra, nhận ra lẽ phải và thoát khỏi tình trạng mê muội sai
lầm. 2 Gợi ra, làm trỗi dậy cái vốn tiềm tàng trong con người. Thức tỉnh
lương tri con người. Bài thơ thức tỉnh lòng yêu nước.
thực
- 1 I. tt. 1. Thật, có thật; trái với hư: không biết thực hay mơ số thực sự thực
tả thực. 2. Thật, đúng như đã có, đã xảy ra; trái với giả: Câu chuyện rất thực
nói thực lòng. II. trt. Thật là, rất: Câu chuyện thực hay Câu nói thực chí lí.
- 2 đgt. (kết hợp hạn chế) ăn: có thực mới vực được đạo.
thực chất
- Cái cốt yếu, cái căn bản thật sự có : Thực chất của chuyên chính nhân dân
là chuyên chính vô sản.