- đgt. 1. Di chuyển về phía trước, trái với thoái (lùi); phát triển theo hướng
đi lên: tiến lên hai bước Miền núi tiến kịp miền xuôi bước tiến. 2. Dâng lễ
vật lên vua hoặc thần thánh: đem sản vật quý tiến vua.
tiến bộ
- t. 1. Trở nên giỏi hơn, hay hơn trước : Học tập tiến bộ. 2. Có tư tưởng
nhằm về hướng đi lên, có tính chất dân chủ, khoa học, quần chúng : Văn
học tiến bộ.
tiến độ
- d. Nhịp độ tiến hành công việc. Đẩy nhanh tiến độ thi công.
tiến hành
- đgt. Làm, được thực hiện: tiến hành thảo luận Công việc tiến hành thuận
lợi.
tiến sĩ
- d. 1. Người đậu kỳ thi đình (cũ). 2. Đồ bằng giấy làm theo hình người
mặc áo tiến sĩ, để cho trẻ con chơi trong dịp Tết Trung thu (cũ). 3. Người
có học vị cao nhất ở Việt Nam và một số nước.
tiến thoái
- đg. Tiến và lui (nói khái quát). Bao vây, chặn hết các đường tiến thoái.
tiến tới
- (xã) h. Quảng Hà, t. Quảng Ninh.
tiến trình
- d. 1. Đường đi tới. 2. Quá trình tiến hành một công việc.
tiện
- 1 đg. Cắt bao quanh cho đứt hoặc tạo thành mặt xoay, mặt trụ, mặt xoắn
ốc. Tiện tấm mía thành từng khẩu. Tiện một chi tiết máy. Máy tiện*. Thợ
tiện.
- 2 t. 1 Dễ dàng, thuận lợi cho công việc, không hoặc ít gặp phiền phức,
khó khăn, trở ngại. Đun than tiện hơn đun củi. Nhà ở cách sông, đi về
không tiện. Tiện cho việc học tập, nghiên cứu. Tiện dùng. 2 (thường dùng
có kèm ý phủ định). Phải lẽ, hợp lẽ thông thường, dễ được chấp nhận. Bắt
anh ấy phải chờ, e không tiện. Làm thế, coi sao tiện? Nói ở đây không tiện.
3 Có điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để kết hợp làm luôn việc gì đó. Tiện có