TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT - Trang 1132

Nhóm biên soạn

Từ điển tiếng Việt

T (8)

tiếng
- d. 1. Toàn bộ những từ phối hợp theo cách riêng của một hay nhiều nước,
một hay nhiều dân tộc, biểu thị ý nghĩ khi nói hay khi viết : Tiếng Việt ,
Tiếng Tày-Nùng ; Người Đức, người áo một số lớn người Thuỵ-Sĩ nói
tiếng Đức. 2. Toàn bộ những âm phát từ miệng người nói, kêu, hát... có bản
sắc riêng ở mỗi người : Có tiếng ai đọc báo ; Tiếng ca cải lương ; Tiếng hò
đò ; Nhận ra tiếng người quen. Tiếng bấc tiếng chì. Lời đay nghiến. 3. Cg.
Tiếng động. Âm hoặc hỗn hợp âm, thường không có đặc tính đáng kể, do
đó không có ý nghĩa đáng kể đối với người nghe : Tiếng gõ cửa ; Tiếng ô-tô
chạy ngoài đường. 4. Sự hưởng ứng hay phản ứng của quần chúng đối với
một người, một vật, một hành động, một sự việc : Thuốc cao hay có tiếng.
Tiếng cả nhà không. Bề ngoài có vẻ phong lưu nhưng thực ra là túng thiếu.
tiếng động
- d. Tiếng phát ra do sự va chạm, nói chung. Giật mình vì nghe có tiếng
động.
tiếng lóng
- dt. Cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người
nào đó, cốt chỉ để cho trong nội bộ hiểu với nhau mà thôi: Bọn phe phẩy
dùng tiếng lóng giao dịch với nhau tiếng lóng của bọn kẻ cắp.
tiếng nói
- Tiếng của loài người phát ra thành lời, diễn đạt tư tưởng, tình cảm... :
Tiếng nói của dân tộc.
tiếng tăm
- d. Lời nhận định, đánh giá, thường là hay, là tốt, đã được lan truyền rộng
trong xã hội. Tiếng tăm lừng lẫy. Nhà văn có tiếng tăm.
tiếng vang
- dt. 1. âm nghe được do sóng âm phản xạ từ một vật chắn: Tiếng vang từ
núi đá vọng lại. 2. Giá trị, tác động tốt được dư luận rộng rãi tiếp nhận và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.