cho tới nghỉ hè như các bạn; Đi tới ngã tư kia thì lại hỏi thăm đường ; Đọc
báo tới khuya mà vẫn chưa buồn ngủ ; Đạp tới ba mươi cây số vẫn chưa
phải nghỉ. III. t. Sắp đến : Tuần tới; Tôi sẽ xuống tàu ở ga tới.
tới lui
- đg. 1 (id.). Như lui tới. 2 Tiến tới, tiến lên hay lùi lại (nói khái quát). Tới
lui đều khó. Biết lẽ tới lui, biết đường tiến thoái.
tợn
- tt., khng. 1. Dữ: Con chó trông tợn quá. 2. Bạo dạn, đến mức liều lĩnh,
không biết sợ: Mới tí tuổi mà nó tợn lắm, dám một mình đi vào rừng. 3. ở
mức độ cao một cách khác thường: Năm nay rét tợn trông có vẻ sang trọng
tợn.
tợp
- đg. Uống nhanh : Tợp một hớp nước.
- Tra. đg. 1. Lắp vào cho đúng khớp : Tra cán búa. 2. Đổ vào, nhỏ vào,
thêm vào : Tra mắm muối ; Tra thuốc đau mắt.
- TRa. đg. 1. Tìm để hiểu biết : Tra từ điển. 2. Dùng võ lực để bắt cung khai
: Tra của ; Tra khẩu cung.
tra
- 1 đg. 1 Cho từng hạt giống vào chỗ đất đã cuốc xới để cho mọc mầm, lên
cây. Tra ngô. Tra hạt vừng. 2 Cho một chất nào đó vào trong một vật để tạo
ra tác dụng mong muốn. Tra muối vào canh. Tra thuốc đau mắt. Tra dầu mỡ
cho máy. Tra gạo vào nồi thổi cơm. 3 Cho một vật nào đó vào cái được làm
ra rất khớp để giữ chặt, ôm chặt lấy nó. Tra gươm vào vỏ. Tra mộng tủ. Tra
cán dao. Tra chân vào cùm. 4 Lắp, đính một bộ phận phụ nhưng quan trọng
nào đó để một vật trở thành hoàn chỉnh. Tra kíp nổ. Áo chưa tra cổ.
- 2 đg. Truy hỏi gắt gao hoặc doạ dẫm, đánh đập nhằm buộc phải khai ra sự
thật. Phải tra cho ra. Tra bắt phải khai.
- 3 đg. Tìm một số liệu, một điều cần biết nào đó trong sách chuyên dùng
hoặc trong tài liệu được ghi chép, sắp xếp có hệ thống. Tra nghĩa từ trong
từ điển. Tra thư mục. Tra sổ. Bảng tra theo vần.
- 4 t. (ph.). Già. Ông tra bà lão.
tra cứu