từ
- g. Giới từ (có khi đối lập với đến) chỉ một gốc : 1. Trong thời gian : Đi từ
năm giờ sáng; Học từ trưa đến tối. 2. Trong không gian : Khởi hành từ Hải
Phòng; Có ô-tô khách từ Hà Nội đi Nam Định. 3. Trong số lượng : Nhiều
loại giép, giá mỗi đôi từ ba đồng trở lên. 4. Trong thứ bậc : Từ trẻ đến già,
ai cũng tập thể dục. 5. Có tính chất trừu tượng : Phóng viên lấy tin đó từ
nguồn nào? Những lời nói như vậy xuất phát từ ý chí đấu tranh.
- d. Âm, hoặc toàn thể những âm không thể tách khỏi nhau, ứng với một
khái niệm hoặc thực hiện một chức năng ngữ pháp: Ăn, tư duy, đường chim
bay, và, sở dĩ... là những từ.
- d. Người giữ đình, giữ đền : Lừ đừ như ông từ vào đền (tng).
- đg. Ruồng bỏ : Từ đứa con hư. 2. Chừa, bỏ, cai : Từ thuốc phiện.
từ bi
- 1 d. (ph.). Đại bi.
- 2 t. Có lòng yêu và thương người theo quan niệm của đạo Phật. Đức Phật
từ bi. Nương nhờ cửa từ bi (cửa Phật).
từ biệt
- đgt. Chia tay để đi xa: từ biệt bạn bè từ biệt mọi người để đi học ở nước
ngoài.
từ bỏ
- đg. 1. Ruồng bỏ, không nhìn nhận đến nữa : Từ bỏ đứa con hư. 2. Chừa,
cai, không giữ nữa: Từ bỏ thuốc phiện; Từ bỏ những âm mưu thâm độc.
từ chối
- đg. Không chịu nhận cái được dành cho hoặc được yêu cầu. Từ chối sự
giúp đỡ. Từ chối nhiệm vụ.
từ điển
- dt. Sách tra cứu các từ ngữ xếp theo thứ tự nhất định: từ điển tiếng Việt từ
điển thành ngữ Việt Nam từ điển Anh-Việt biên soạn từ điển.
từ điển học
- Khoa học sưu tầm, tập trung phân tích về các mặt hình và nghĩa các từ
của một ngôn ngữ.
từ nguyên