- 1.đg. Tạo ra trong trí hình ảnh của những sự vật đã tác động vào các giác
quan hoặc, trên cơ sở những sự vật này, hình ảnh của những sự vật xa lạ. 2.
d. Khả năng sáng tạo trong văn học, nghệ thuật bằng những hình ảnh nói
trên : Nhà thơ, nhà tiểu thuyết giàu tưởng tượng. 3. Bịa đặt, thêu dệt :
Những chiến thắng tưởng tượng của quân đội Mỹ.
tướng
- 1 I d. 1 Quan võ cầm đầu một đạo quân thời trước. Binh hùng tướng
mạnh. 2 Cấp quân hàm trên cấp tá. 3 Tên gọi quân cờ hay quân bài cao nhất
trong cờ tướng hay trong bài tam cúc, bài tứ sắc. Chiếu tướng. Đi con
tướng. 4 (kng.). Từ dùng để gọi những người ngang hàng hoặc người dưới
còn ít tuổi (hàm ý vui đùa, suồng sã). Nhanh lên các tướng ơi! Mấy tướng
này là chúa nghịch.
- II t. (kng.). Rất to. Gánh một gánh .
- III p. (kng.). Từ biểu thị mức độ cao của tính chất, trạng thái. Cái bát to .
Lớn tướng. Mặt sưng tướng lên. Chưa chi đã kêu tướng lên.
- 2 d. Vẻ mặt và dáng người (nói tổng quát), thường được coi là sự biểu
hiện của tâm tính, khả năng hay số mệnh của một người. Cô ta có tướng
đàn ông. Trông tướng có vẻ phúc hậu. Tướng nó vất vả. Xem tướng*.
tướng mạo
- dt. Vẻ mặt và dáng người: tướng mạo oai nghiêm.
tượng
- d. 1. Tên một quân cờ trong cờ tướng. 2. Tên một quân bài tam cúc có vẽ
hình con voi.
- d. Tác phẩm nghệ thuật tạo hình bằng đất, đá, gỗ, đồng... tạc hình một
người hay một vật.
tượng hình
- đg. 1 (id.). Hình thành một cách cụ thể. 2 (Từ) có tác dụng gợi lên những
hình ảnh, dáng điệu, dáng vẻ cụ thể. "Lung linh", "nguây nguẩy", "nem
nép" là những từ tượng hình trong tiếng Việt. 3 Có những nét mô phỏng
theo hình dáng sự vật (một kiểu cấu tạo chữ viết). Chữ Ai Cập cổ là một
thứ chữ tượng hình. Phép tượng hình trong chữ Hán.
tượng trưng