TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT - Trang 1245


- 1 dt Đồ dùng bằng sắt, hình cái xẻng: Dùng vá xúc than.
- 2 đgt 1. Khâu một miếng vải vào chỗ rách, để cho lành lặn: áo rách khéo
vá hơn lành vụng may (tng). 2. Bịt kín một chỗ thủng: Vá săm xe đạp. 3.
Lấp một chỗ trũng: Vá đường.
- 3 tt Nói giống vật có bộ lông nhiều màu: Chó vá.
vá víu
- I đg. Vá nhiều chỗ và không cẩn thận (nói khái quát). Vá víu chiếc áo
rách.
- II t. Gồm nhiều phần không khớp với nhau, không đồng bộ, có tính chất
chắp vá để đối phó tạm thời. Nhà cửa cũ nát, . Những kiến thức vá víu.
vạ
- dt. 1. Tai hoạ ở đâu bỗng dưng đến với người nào: mang vạ vào thân cháy
thành vạ lây tai bay vạ gió (tng.). 2. Tội lỗi phạm phải: tội tạ vạ lạy vạ mồm
vạ miệng. 3. Hình phạt đối với những người phạm tội ở làng xã thời phong
kiến, thường nộp bằng tiền: nộp vạ phạt vạ.
vác
- đgt Mang một vật nặng đặt trên vai: Ăn no vác nặng (tng); Một anh dân
quân vai vác nỏ (NgĐThi).
- dt Vật mang trên vai: ở rừng về, mang theo một củi.
vạc
- 1 d. Chim có chân cao, cùng họ với diệc, cò, thường đi ăn đêm, kêu rất to.
- 2 d. 1 Đồ dùng để nấu, giống cái chảo lớn và sâu. Vạc dầu*. 2 Đỉnh lớn.
Đúc vạc đồng. (Thế) chân vạc*.
- 3 d. (ph.). Giát (giường); cũng dùng để chỉ giường có giát tre, gỗ. Vạc
giường. Bộ vạc tre.
- 4 đg. (Than, củi) ở trạng thái cháy đã gần tàn, không còn ánh lửa. Than
trong lò đã vạc dần. Bếp đã vạc lửa.
- 5 đg. Làm cho đứt, lìa ra bằng cách đưa nhanh lưỡi sắc theo chiều
nghiêng trên bề mặt. Vạc cỏ. Thân cây bị vạc nham nhở. Hết nạc vạc đến
xương*.
vạc dầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.