vồn vã
- tt. Niềm nở, nhiệt tình với vẻ thân mật, ân cần trong tiếp đón, chuyện trò:
vồn vã chào hỏi chuyện trò vồn vã vồn vã mời chào khách hàng.
vốn
- 1 dt 1. Tiền gốc bỏ vào một cuộc kinh doanh: Các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (PVKhải); Chị ta đi buôn mà mất cả vốn lẫn lãi. 2. Cái
do trí tuệ tích lũy: Phải phục hồi, khai hoá, phát huy vốn cổ (PhVĐồng);
Vốn văn chương dân gian; Vốn ngoại ngữ của anh ấy cũng khá.
- 2 trgt Nguyên là: Nguyên người quanh quất đâu xa, họ Kim, tên Trọng,
vốn nhà trâm anh (K); Vấn đề giải quyết việc làm vốn đã bức xúc càng
thêm gay gắt (PhVKhải).
vống
- t. (id.). Vóng. Cải vống. Cao vống lên.
vơ
- đgt. 1. Gom những thứ lung tung vào một chỗ: vơ cỏ vơ nắm lá vụn. 2.
Lấy nhanh cái gì, không cần chọn: vơ vội cái áo trên mắc mặc rồi chạy
ngay. 3. Nhận cả về mình: vơ quàng vơ xiên cái gì cũng vơ vào.
vờ
- 1 dt Loài sâu sinh ở mặt nước, vừa thành hình đã chết: Thân anh đã xác
như vờ (Tản-đà).
- 2 đgt, trgt Làm ra vẻ như là thật: Vờ ngủ để nghe chuyện của hai người;
Chị ta chỉ khóc vờ mà thôi; Hỏi vờ một câu; Vờ như không biết gì.
vờ vịt
- đg. (kng.). Giả vờ để che giấu điều gì đó, thường là không tốt (nói khái
quát). Biết rõ rồi còn hỏi, rõ khéo vờ vịt!
vỡ
- đgt. 1. Rời ra thành nhiều mảnh: vỡ bát gạch vỡ gương vỡ lại lành đánh
nhau vỡ đầu vỡ đê tức nước vỡ bờ (tng.). 2. (Tổ chức) tan rã: vỡ cơ sở bí
mật. 3. Bị lộ ra: vỡ chuyện thì phiền. 4. Bắt đầu khai phá: vỡ hoang. 5. Bắt
đầu hiểu ra: tập làm rồi vỡ dần ra thôi.
vỡ lòng
- trgt 1. Nói trẻ con bắt đầu học chữ: Cháu mới năm tuổi đã học vỡ lòng. 2.