Nhóm biên soạn
Từ điển tiếng Việt
X (1)
xa
- 1 dt Đồ dùng để kéo sợi, đánh suốt: Lật đật như xa vật ống vải (tng).
- 2 tt, trgt 1. Cách một khoảng lớn trong không gian hay thời gian: Yêu
nhau xa cũng nên gần (cd); Xa người xa tiếng nhưng lòng không xa (cd);
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi (K); Ngày ấy đã xa rồi 2. Cách một
khoảng dài về số lượng, về chất lượng: Con số đó còn xa sự thật; Cháu nó
học còn kém xa chị nó 3. Cách biệt về mặt tình cảm: Bán anh em xa mua
láng giềng gần (tng); Khó khăn nên nỗi ruột rà xa nhau (cd); Xa người xa
tiếng, nhưng lòng không xa.
xa cách
- đg. 1 Ở cách xa nhau hoàn toàn. Gặp lại sau bao năm xa cách. 2 Tách biệt,
không có sự gần gũi, hoà nhập. Sống xa cách với những người xung quanh.
xa hoa
- tt. Sang trọng một cách hoang phí, cốt để phô trương: sống xa hoa truỵ lạc
ăn chơi quá xa hoa Nhà Đường là triều đại sống xa hoa cực độ.
xa lạ
- tt 1. ở xa và chưa từng quen biết: Đến một nơi xa lạ 2. Chưa quen; Chưa
từng suy nghĩ đến: Nếp sống xa lạ; Một nếp suy luận xa lạ.
xa lánh
- đg. Tránh xa, tránh mọi sự tiếp xúc, mọi quan hệ. Bị bạn bè xa lánh. Sống
cô độc, xa lánh mọi người.
xa lộ
- dt. Đường lớn, rộng, thường phân đôi mỗi bên một chiều, dành cho xe ô
tô: xa lộ Biên Hoà.
xa xăm
- tt 1. Nói đường rất xa: Nàng thì cõi khách xa xăm (K) 2. Đã lâu lắm rồi:
Một kỉ niệm xa xăm.
xa xỉ