TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT - Trang 1310

Xuống nước, chịu thua: Nó xìu rồi, không dám làm phách.
xỉu
- đgt, trgt 1. Mệt quá, không đứng lên được: Đói quá xỉu đi; Ngã xỉu 2. Nói
cây cối không tươi nữa: Nắng quá, nhiều cây đã xỉu đi.
xíu
- t. (ph.). Nhỏ, ít ở mức hoàn toàn không đáng kể. Chút xíu*. Nhỏ xíu*. Đi
một xíu, về ngay.
xo
- I. đgt. So: xo vai. II. tt. Có vẻ ủ rũ, teo tóp lại: ốm xo đói xo.
xỏ
- 1 đgt 1. Xâu vào; Luồn vào: Bà già mà vẫn xỏ kim được; Mập mờ phải
trái, bà lão xỏ kim (tng) 2. Cho chân vào tất, vào giày: Xỏ chân vào đôi bốt
3. Cho tay vào ống tay áo: Mớm cơm, mớm cháo, mặc áo xỏ tay (tng).
- 2 đgt Lợi dụng tính hiền lành hoặc lòng tin người của người ta mà làm hại
người ta hoặc để mọi người chê cười người ta (thtục): Vì anh hiền lành, nên
nó mới xỏ được anh như thế.

- d. Góc nhỏ hẹp, tối tăm, ít được chú ý tới. Xó bếp. Xó vườn. Đầu đường
xó chợ*. Ở xó nhà quê (b.).
xoa
- 1 (F. soie) dt. Hàng dệt bằng tơ mỏng và mềm; lụa: mua tấm vải xoa.
- 2 đgt. 1. áp lòng bàn tay đưa đi dưa lại một cách nhẹ nhàng trên bề mặt
nào đó: xoa đầu vuốt tóc. 2. Bôi, trát đều trên bề mặt một lớp mỏng chất gì:
xoa dầu gió xoa phấn rôm.
xoã
- xõa đgt Để tóc rủ dài xuống: Bà ấy tóc trước khi gội đầu.
xoá
- đg. 1 Làm cho mất dấu vết trên bề mặt. Xoá bảng. Xoá vết chân trên bãi
cát. 2 Gạch bỏ đi. Xoá bỏ một câu. Xoá tên trong danh sách. 3 Làm cho
mất hẳn đi, không còn tồn tại hoặc không còn tác dụng nữa. Xoá nợ. Xoá
nạn mù chữ. Xoá bỏ tàn tích phong kiến.
xoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.