coi là mở đầu của năm. Mùa xuân, trăm hoa đua nở. Vui Tết đón xuân. 2
(vch.). Năm, dùng để tính thời gian đã trôi qua, hay tuổi con người. Đã mấy
xuân qua. Mới hai mươi xuân.
- II t. 1 (vch.). Thuộc về tuổi trẻ, coi là tươi đẹp, tràn đầy sức sống. Đang .
Tuổi xuân. Trông còn xuân lắm (kng.). 2 (cũ, hoặc vch.). Thuộc về tình yêu
trai gái, coi là đẹp đẽ. Lòng xuân phơi phới.
xuân phân
- dt. Ngày Mặt Trời qua xích đạo, có ngày và đêm bằng nhau trên toàn Trái
Đất; cũng dùng để gọi một trong hai mươi bốn ngày tiết trong năm theo
lịch cổ truyền Trung Quốc.
xuân thu
- dt (H. thu: mùa thu) 1. Cả năm: Xuân thu để giận quanh ở dạ, hợp li đành
buồn bã khi vui (Chp) 2. Tuổi (cũ): Năm năm lần lữa vui cười, mải trăng
hoa chẳng đoái hoài xuân thu (TBH) 3. Tên một thời kì lịch sử của Trung-
quốc: Đời Xuân thu, văn nghệ phát triển 4. Tên một bộ sách của Khổng-tử:
Xuân thu là sách sử kí về nước Lỗ.
xuất
- đg. 1 Đưa ra để dùng; trái với nhập. Xuất tiền mặt. Xuất vốn. (Hàng) xuất
xưởng*. Phiếu xuất kho. 2 (kng.). Đưa hàng hoá ra nước ngoài. Hàng xuất
sang Nhật. 3 (kết hợp hạn chế). Đưa ra. Xuất xe (trong cờ tướng). Lời nói
xuất tự đáy lòng. 4 (kng.). (Người đi tu) rời bỏ cuộc đời tu hành, trở về
cuộc sống bình thường; hoàn tục. Đi tu ít lâu rồi xuất.
xuất bản
- đgt. Chuẩn bị bản thảo rồi in ra thành sách báo, tranh ảnh và phát hành:
nhà xuất bản công tác xuất bản.
xuất cảng
- đgt (H. cảng: bến tàu thuỷ) Đưa hàng hoá ra nước ngoài: Hiện ta xuất
cảng nhiều gạo.
xuất chinh
- đg. (cũ). Ra trận.
xuất chúng
- tt. Vượt hẳn, hơn hẳn mọi người về tài năng và trí tuệ: tài năng xuất chúng