dưới sự chỉ đạo của bác sĩ, y sĩ: Nếu bệnh viện chỉ có thầy thuốc giỏi mà
không có y tá giỏi thì làm gì được (PhVĐồng).
y tế
- d. Ngành y học ứng dụng, chuyên việc phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức
khoẻ. Cán bộ y tế.
y viện
- dt., cũ 1. Nơi nghiên cứu về y học. 2. Bệnh viện.
ỷ
- 1 dt Ngai để thờ: Đặt cái ỷ ở phía trong cùng và ở giữa bàn thờ.
- 2 tt Nói loại lợn to béo, mặt ngắn, mắt híp: Gia đình ấy nuôi một con lợn
ỷ nặng gần một tạ.
- 3 đgt Dựa vào; Cậy thế: Nó ỷ là con ông chủ tịch xã bắt nạt một em bé.
ý
- d. 1 Điều suy nghĩ, ý nghĩ (nói khái quát). Nói chưa hết ý. Bạn tâm tình,
rất hiểu ý nhau. 2 Nội dung những gì đã được nói ra bằng lời. Ghi đủ ý thầy
giảng. Bài chia làm ba ý lớn. 3 Ý kiến về việc gì (nói khái quát). Theo ý tôi.
Ý chị thế nào? 4 Ý muốn hoặc ý định, thường không nói ra. Làm trái ý anh
ta. Nó không có ý làm hại anh. Biết ý chị ấy, tôi không nói gì. 5 (kết hợp
hạn chế). Ý tứ (nói tắt). Đến chỗ lạ, nói năng cần giữ ý. 6 (kng.; kết hợp
hạn chế). Tình ý (nói tắt). Hai người có ý với nhau. 7 Những biểu hiện ra
bên ngoài cho thấy được ý nghĩ, ý định, tình cảm không nói ra. Có ý không
vui. Im lặng, ra ý không bằng lòng (kng.). Liếc mắt, ý như bảo đừng (kng.).
ý chí
- dt. ý thức, tình cảm tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt
cho bằng được mục đích: một người có ý chí ý chí sắt đá rèn luyện ý chí.
ý định
- dt (H. định: rắp tâm làm) Sự rắp tâm làm việc gì: ý định soạn quyển từ
điển tiếng Việt.
ý kiến
- d. 1 Cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về sự vật, sự
việc, về một vấn đề nào đó. Mỗi người một ý kiến. Trao đổi ý kiến. Xin ý
kiến của cấp trên. Có ý kiến nhưng không phát biểu. 2 (kng.). (kết hợp hạn