Trâu cà lưng vào cây. 2 (kết hợp hạn chế). Cọ xát vào vật rắn khác nhằm
làm cho mòn bớt đi. Tục cà răng. 3 (kng.). Gây sự cãi cọ. Cà nhau một trận.
cà chua
- dt. 1. Cây thân lá có lông, thấp, xẻ chân vịt, hoa vàng, quả to, chín đỏ
hoặc vàng mọng, vị chua dùng nấu canh hoặc xào với các loại rau cỏ khác:
trồng cà chua Sương muối làm hỏng cà chua hết. 2. Quả cà chua và các
thức chế từ loại quả này: mua cân cà chua Su hào xào với cà chua.
cà độc dược
- dt. (thực) Loài cây cùng họ với cà, hoa to màu trắng, quả có gai mềm,
nhựa có chất độc: Hoa và lá cà độc dược có thể dùng làm thuốc.
cà kheo
- d. Đồ dùng làm bằng một cặp cây dài có chỗ đặt chân đứng lên cho cao,
thường dùng để đi trên chỗ lầy lội, chông gai. Đi cà kheo. Chân như đôi cà
kheo (cao và gầy).
cà khịa
- đgt. 1. Cố ý gây sự để cãi vã, đánh đấm nhau: Chỉ tại nó cà khịa mà nên
chuyện tính hay cà khịa. 2. Xen vào chuyện riêng người khác: Chớ có cà
khịa vô chuyện riêng của người ta.
cà lăm
- đgt, trgt. Nói lắp: Nó có tật cà lăm.
cà nhắc
- đg. Từ gợi tả dáng đi bước cao bước thấp, do có một chân không cử động
được bình thường. Chân đau, cứ phải cà nhắc. Trâu què đi cà nhắc.
cà phê
- cà-phê (F. café) dt. 1. Cây trồng ở nhiều vùng Việt Nam, nhiều nhất là Tây
Nguyên, thân nhỡ, cành có cạnh nâu đen, tròn, màu sám, lá hình trái xoan,
mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt, hoa trắng, quả nạc, hạt rang xay pha
để uống có vị thơm ngon: trồng . 2. Hạt quả cà phê và các sản phẩm làm từ
loại hạt này: mua vài lạng cà phê pha cà phê uống kẹo cà phê.
cà rá
- dt. Từ miền Nam chỉ cái nhẫn: Hôm cưới, bà cụ cho cháu gái một cái cà
rá vàng.