cảm phục
- đg. Có tình cảm kính trọng, yêu quý do thấy được phẩm chất cao cả của
người khác. Cảm phục tinh thần dũng cảm của bạn.
cảm quan
- Nh. Giác quan.
cảm tình
- dt. (H. tình: tình) Sự ưa thích đặc biệt đối với người, vật hoặc sự việc:
Cảm tình của quần chúng trong trẻo, thành thật và nồng nhiệt vô cùng (Trg-
chinh).
cảm tử
- đg. (kết hợp hạn chế). Dám nhận lấy cái chết, tình nguyện hi sinh mà
chiến đấu. Tinh thần cảm tử. Đoàn quân cảm tử.
cảm tưởng
- dt. ý nghĩ nảy sinh do cảm nhận, xúc động trước sự việc gì: phát biểu cảm
tưởng ghi cảm tưởng của mình sau khi xem triển lãm.
cảm ứng
- đgt. (H. cảm: nhiễm; ứng: đáp lại) Nói khả năng có thể tiếp thụ các kích
thích bên ngoài và đáp lại cái kích thích đó: Nóng và lạnh làm cho da tay
cảm ứng. // dt. Nói dòng điện phát sinh trong một mạch kín do từ trường
thay đổi: Cảm ứng điện từ.
cảm xúc
- đg. (hoặc d.). Rung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì. Người dễ
cảm xúc. Bài thơ gây cảm xúc mạnh.
cám
- dt. 1. Chất vụn, màu nâu do lớp vỏ mềm bao ngoài hạt gạo nát vụn khi giã
hay xay xát mà thành: lấy cám cho lợn. 2. Thức ăn nấu bằng cám lẫn rau cỏ
cho lợn ăn: đổ cám cho lợn ăn đã nấu cám rồi.
cám cảnh
- đgt. Chán ngán vì cảnh ngộ buồn thảm: Cám cảnh khói mây mờ mặt biển
(Tản-đà).
cám dỗ
- đg. Khêu gợi lòng ham muốn đến mức làm cho sa ngã. Bị tiền tài, danh