- 2 đgt. 1. Dùng tà thuật làm cho người ta đau ốm, theo mê tín: Anh ấy ốm,
người ta cứ cho là do thầy mo chài 2. Làm cho người ta say đắm: Cô bị ai
chài mà thẫn thờ như thế?.
chải
- đg. Làm cho sạch, mượt, bằng lược hoặc bàn chải. Chải tóc. Chải sợi.
Chải áo dạ. Chải sâu (chải cho hết sâu bám vào thân hoặc lá cây).
chải chuốt
- I. đgt. Sửa sang, trang điểm làm cho hình thức đẹp hơn: suốt ngày cứ chải
chuốt ngắm vuốt. II. tt. Có hình thức được sửa sang, trang điểm một cách
công phu, thậm chí đến mức cầu kì: Hình dạng chải chuốt ăn mặc chải
chuốt Câu văn chải chuốt.
chàm
- dt. 1. Loài cây thuộc họ đậu, lá hình tròn thường dùng để nhuộm màu lam
sẫm: Cây chàm sống ở miền thượng du 2. Nước nhuộm chế bằng lá chàm:
Mặt như chàm đổ (tng). // tt. Có màu lam sẫm: áo chàm; Vết chàm ở mặt.
- 2 dt. Thứ bệnh lở mặt trẻ con: Mặt cháu lên chàm, nên mẩn đỏ.
- 3 đgt. Xăm mình (cũ): Họ chàm ở ngực một cái mặt hổ.
chạm
- 1 đg. 1 Đụng nhẹ. Chạm vào người bên cạnh. Tay cầu thủ chạm phải quả
bóng. Chân chạm đất. 2 (kng.). Gặp một cách đột nhiên, bất ngờ. Chạm
địch. Chạm một người lạ mặt. 3 Động đến cái mà người khác thấy phải giữ
gìn, phải coi trọng. Chạm đến danh dự. Bị chạm tự ái.
- 2 đg. Tạo nên những đường nét hoặc hình khối nghệ thuật trên mặt vật rắn
bằng cách đục, khắc. Chạm tủ chè. Chạm nổi*. Thợ chạm.
chạm trán
- đgt. Gặp nhau bất ngờ, đặt vào tình trạng khó xử hoặc buộc phải đối phó,
đương đầu với nhau: Hai đối thủ lần đầu chạm trán nhau Thực ra cả hai bên
đều không muốn chạm trán nhau.
chan chứa
- tt, trgt. Đầy; lai láng: Chan chứa những tính cách điển hình của xã hội
(ĐgThMai).
chán