chật vật
- tt. 1. Mất nhiều công sức, do có nhiều khó khăn, phức tạp: chật vật lắm
mới giải quyết xong việc. 2. Khó khăn nhiều trong đời sống vật chất: Đời
sống chật vật.
châu
- 1 dt. 1. Ngọc trai: Gạo châu củi quế (tng) 2. Giọt nước mắt: Thoắt nghe
Kiều đã đầm đầm châu sa (K).
- 2 dt. 1. Khu vực hành chính trong thời phong kiến: Châu Hoan; Châu ái 2.
Đơn vị hành chính ở Việt-bắc, tương đương với một huyện, trong thời cũ:
Châu Sơn-dương.
- 3 dt. Một trong năm phần đất đai lớn của Quả đất phân chia theo qui ước:
Năm châu thăm thẳm trời im tiếng (Tố-hữu).
- 4 đgt. Chụm vào với nhau: Họ châu đầu vào để xem an-bom ảnh.
châu báu
- d. Của quý giá như vàng, ngọc, v.v. (nói khái quát).
châu chấu
- dt. Bọ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi, ăn hại cây xanh: nạn
châu chấu hại lúa châu chấu đá xe (tng.).
châu thổ
- dt. (H. châu: bãi sông, thổ: đất) Đất do phù sa của một con sông bồi đắp:
Miền châu thổ sông Cửu-long rất phì nhiêu.
chầu
- 1 d. 1 (thường dùng phụ trước d.). Buổi hát ả đào. Một chầu hát. 2 (id.).
Trống chầu (nói tắt). Cầm chầu. 3 (kng.; thường dùng phụ trước d.). Bữa ăn
uống hoặc buổi vui chơi giải trí. Đãi một chầu phở. Xem một chầu xinê. 4
(kng.). Khoảng thời gian; hồi, lúc. Chầu này trời hay mưa. Mắng cho một
chầu.
- 2 đg. 1 Hầu (vua) trong cung đình để chờ nghe lệnh. Chầu vua. Sân chầu
(sân các quan chầu vua). Áo chầu (áo mặc để đi chầu). 2 Hướng vào, quay
vào một cái khác được coi là trung tâm. Chạm hình rồng chầu mặt nguyệt.
- 3 đg. (id.). Thêm cho người mua một số đơn vị hàng bán lẻ, thường là
nông phẩm, theo một tỉ lệ nào đó. Bán một chục cam, chầu hai quả.