sau (tng).
ăn cưới
- đgt. Dự đám cưới (thường là có ăn mặn): ăn cưới chẳng tày lại mặt (tng.).
ăn cướp
- đgt. Dùng vũ lực để đoạt tiền của người khác: Vừa ăn cướp vừa la làng
(tng).
ăn giải
- đgt. Được phần thưởng trong một cuộc đua: Nếu không được ăn giải thì
chí ít cũng hấp dẫn cảm tình người xem (NgTuân).
ăn gian
- đg. (kng.). Cố ý tính sai, làm sai đi để thu lợi về mình. Chơi bài ăn gian.
Nó đếm ăn gian mất mấy trăm.
ăn giỗ
- đgt. Dự lễ và ăn uống trong ngày kị một người đã qua đời: Ông tôi đi ăn
giỗ ở xóm trên.
ăn hại
- đg. Chỉ ăn và gây tốn kém, thiệt hại cho người khác, không làm được gì
có ích. Sống ăn hại xã hội. Đồ ăn hại! (tiếng mắng).
ăn hiếp
- đgt. Buộc trẻ con hoặc người yếu thế hơn phải làm theo ý mình bằng bắt
nạt, doạ dẫm: Người lớn mà lại ăn hiếp trẻ con.
ăn hỏi
- đgt. Đến nhà người con gái để xin cưới: Mới ăn hỏi được mấy hôm đã tổ
chức lễ cưới.
ăn hối lộ
- đg. Nhận tiền của hối lộ.
ăn không
- đgt. 1. ăn tiêu mà không làm ra tiền, của cải: Cứ ngồi nhà ăn không thì
của núi cũng hết. 2. Lấy không của người khác bằng thủ đoạn, mánh khoé:
Kiểu kí kết như thế này thì quả là làm để cho chủ ăn không.
ăn khớp
- đgt. 1. Rất khít vào với nhau: Mộng ăn khớp rồi 2. Phù hợp với: Kế hoạch